Quy định về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật (Nếu các bên không thỏa thuận). Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng sẽ bao gồm:

✔ Nghĩa vụ thanh toán bắt buộc theo thỏa thuận hợp đồng

Nghĩa vụ thanh toán bắt buộc cho các khoản tiền hàng, tiền dịch vụ, tiền phí để thực hiện hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận, trong đó có bao gồm cả tiền lãi của hợp đồng vay.

✔ Nghĩa vụ thanh toán được yêu cầu do vi phạm nghĩa vụ thanh toán bắt buộc

Đây là khoản tiền phát sinh do chậm thực hiện hợp đồng ví dụ: Nghĩa vụ thanh toán tiền lãi suất chậm trả do chậm thanh toán tiền; Nghĩa vụ thanh toán tiền lưu kho do chậm nhận hàng; Nghĩa vụ thanh toán tiền lãi suất quá hạn do chậm trả tiền lãi vay,...

Các nghĩa vụ này thường phát sinh trên căn cứ đối đáp giữa hai bên để làm rõ khoản tiền phải thanh toán, nên cũng là các yêu cầu thường có trong việc khởi kiện vi phạm hợp đồng.

Xác định thời hạn thanh toán theo hợp đồng

Thời hạn thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:

  1. Các bên khi có thỏa thuận thời hạn thanh toán thì áp dụng theo thỏa thuận. Thỏa thuận sau cùng là thỏa thuận được áp dụng khi có nhiều thỏa thuận về cùng một khoản tiền yêu cầu thanh toán.
  2. Các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì áp dụng theo quy định pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng giao kết.
  3. Các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định về thời hạn thanh toán thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán tiền trong một thời gian hợp lý.

Khi thời hạn thanh toán được xác lập mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì phải chịu lãi suất chậm trả tiền.

Chế tài phạt chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp đồng

Chế tài phạt chậm thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp đồng bao gồm 02 khoản:

✔ Một là tiền phạt hợp đồng theo thỏa thuận về phạt hợp đồng. Đối với hợp đồng thương mại như hợp đồng mua bán hàng hóa thì mức phạt hợp đồng không quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Tham khảo: Mức phạt vi phạm hợp đồng

✔ Hai là tiền phạt chậm thanh toán tiền với mức lãi suất chậm trả áp dụng dựa theo thời gian chậm trả và số tiền chậm trả.

“Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán” là một CHẾ TÀI theo quy định của Luật thương mại 2005 do đó trong thực tế kinh doanh thương mại mọi người quen gọi là: “Phạt chậm thanh toán tiền”. Thuật ngữ pháp lý gọi đúng là “Tiền lãi do chậm thanh toán tiền”. Nguyên tắc là có nghĩa vụ thanh toán tiền mà không thanh toán sẽ phải trả tiền lãi suất chậm trả. Do đó căn cứ vào thỏa thuận, căn cứ vào hợp đồng mà đối tác vi phạm thời hạn thanh toán thì cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được quyền yêu cầu họ trả tiền lãi suất chậm trả tiền theo quy định.

Mức phạt chậm thanh toán tiền là bao nhiêu?

✔  Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể. Năm 2021, căn cứ vào mức lãi suất cho vay tại Vietcombank, Vietinbank và Agribank thì mức lãi suất chậm trả sẽ rơi vào khoảng 10%.

✔  Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay.

Như vậy, mức lãi suất chậm trả tiền có thể hiểu nôm na là 10%. Còn khi tính lãi suất chậm trả Tòa án, Trọng tài, hay Luật sư áp dụng theo Luật thương mại hay bộ luật dân sự thì nó thuộc phạm trù pháp lý chuyên sâu, Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn thêm về vấn đề này liên hệ Luật sư Trí Nam 0934.345.745 để được trợ giúp.

Tham khảo: Hướng dẫn tính lãi suất chậm trả tiền

Đã ký biên bản thanh lý hợp đồng thì có được thanh toán tiền lãi suất chậm trả?

Đây là câu hỏi thường gặp của Luật sư khi trợ giúp khách hàng. Bản chất của việc thanh lý hợp đồng đó là chấm dứt toàn bộ quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng đã ký, thậm chí nhiều biên bản thanh lý hợp đồng còn đề rõ: “Các bên không có khiếu kiện, khiếu nại gì về hợp đồng... Hoặc sau thời điểm thanh lý hợp đồng các bên không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào khác...”. Do đó nhiều khách hàng lo lắng, hoặc không chắc chắn có được áp dụng quy định về lãi suất chậm trả không, có còn được quyền khởi kiện tranh chấp hợp đồng nữa không?

Việc cần làm khi đối tác không thanh toán theo thỏa thuận hợp đồng

Vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng là hành vi vi phạm cơ bản và nghiêm trọng nhất bởi mục đích giao kết hợp đồng kinh tế luôn là hướng tới lợi nhuận và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Khi phát sinh hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của đối tác chúng ta cần thực hiện các công việc sau:

  1. Xác định lại các quyền lợi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
  2. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm, các chế tài thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ đã ký để làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
  3. Xác định quyền của doanh nghiệp được yêu cầu đối tác đảm bảo khi họ có hành vi chậm thanh toán tiền

Tham khảo: Kinh nghiệm xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

Chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán bạn cần biết

✔  Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng Hợp đồng

Buộc thực hiện đúng Hợp đồng được quy định ở Điều 297 Luật Thương mại 2005 đối với hợp đồng thương mại, và Bộ luật dân sự đối với các loại hợp đồng khác, bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán được quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.

✔  Áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

✔  Áp dụng chế tài tính tiền lãi suất khoản tiền nợ, và áp dụng lãi suất chậm trả đối với khoản tiền nợ chưa thanh toán.

Tham khảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Đề nghị thanh toán và đề nghị xác nhận công nợ theo hợp đồng

✔  Lập biên bản xác nhận công nợ theo hợp đồng

Nhiều trường hợp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án bên vi phạm đưa ra các căn cứ để loại bỏ hành vi vi phạm của họ như: Khiếu nại chất lượng hàng hóa, khiếu nại chất lượng dịch vụ hoặc giải trình lý do chậm thanh toán vì đang tạm dừng thực hiện hợp đồng,... điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng luôn kéo dài, có khi cả vài năm. Biên bản xác nhận công nợ là tài liệu quan trọng giúp cho các bên xác nhận công nợ theo hợp đồng đã ký, từ đó khi khởi kiện sẽ không mất nhiều thời gian xác định khoản nghĩa vụ thanh toán đến hạn.

✔  Lập giấy đề nghị thanh toán tiền theo thỏa thuận hợp đồng

Tài liệu này giúp xác định thời điểm hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán tác động tới quyền lợi của doanh nghiệp bạn. Việc gửi giấy đề nghị thanh toán cần thực hiện đúng theo thỏa thuận hợp đồng (nếu có) hoặc lưu giữ tài liệu để chứng minh đã thực hiện việc đề nghị thanh toán tới đối tác nhưng không được giải quyết.

Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán uy tín

Yêu cầu đối tác thanh toán tiền nợ đến hạn khi thực hiện hợp đồng sẽ dễ hơi thủ tục khởi kiện đòi nợ thông thường bởi đôi khi đối tác chỉ vì lý do khách quan mà chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đó là cơ sở để Luật sư đại diện đàm phán ra phương án tốt nhất để thân chủ thu hồi sớm được tiền nợ. Trường hợp hành vi chậm thanh toán là cố ý, và họ thực sự không có hướng thực hiện nghĩa vụ này thì bạn nên hiểu đó là vướng mắc pháp lý bạn đang phải đối mặt và cần giải quyết triệt để. Luật sư Trí Nam nhận trợ giúp pháp lý giúp bên mua đảm bảo các quyền lợi hợp pháp sau:

  • Quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đồng nghĩa với được tạm ngừng các nghĩa vụ khác theo hợp đồng như nghĩa vụ bảo hành, nghĩa vụ bảo mật thông tin,...
  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
  • Quyền phạt vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
  • Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm của bên bán.

Luật sư ngoài đại diện đàm phán để đạt được ngay các yêu cầu đã nói, sẽ đại diện bào chữa, tranh tụng tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài để bảo vệ quyền lợi của thân chủ trong toàn bộ quy trình thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng.

Quý khách hàng hãy liên hệ Luật sư Trí Nam ngay hôm nay theo số 0934.345.745 để được trợ giúp. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý vị trong công việc.

Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín