Thủ tục xin cấp giấy phép lao động không phức tạp nhưng khi thực hiện doanh nghiệp vẫn có thể gặp vướng mắc dẫn đến không thể hoàn thành thủ tục.

Ví dụ: Doanh nghiệp tại Hưng Yên lần đầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài và bị Sở LĐTBXH từ chối cho sử dụng lao động do kết quả kiểm tra địa điểm không đạt.

Hoặc Doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định về quản lý lao động nước ngoài với các lỗi: Khai báo không đúng vị trí làm việc, Không đóng bảo hiểm xã hội,… dẫn đến hồ sơ cấp Giấy phép lao động không được Sở LĐTBXH thụ lý giải quyết.

Về quy trình cấp giấy phép lao động theo Nghị định 70/2024/NĐ-CP doanh nghiệp phải hoàn thành 03 thủ tục gồm:

  • Thủ tục đăng tuyển lao động cho vị trí dự kiến xin giáy phép lao động
  • Thủ tục xin chấp thuận được phép sử dụng lao động nước ngoài vào vị trí lao động
  • Thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo nội dung vị trí lao động đã được chấp thuận

Dịch vụ giấy phép lao động của chúng tôi đại diện thực hiện toàn bộ công việc trong các thủ tục đã nêu cho khách hàng. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động nên luôn đảm bảo giải quyết nhanh và uy tín yêu cầu công việc dù thực hiện tại Cục việc làm, hay triển khai tại Sở LĐTBXH các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, … 

Ưu điểm dịch vụ làm giấy phép lao động trọn gói

Liên hệ dịch vụ làm giấy phép lao động bạn được Luật Trí Nam tư vấn ngay các điều kiện cấp giấy phép lao động và danh mục hồ sơ xin cấp phép lao động áp dụng theo quy định tại nghị định 70/2023/NĐ-CP và nghị định 152/2020/NĐ-CP và yêu cầu cụ thể Sở lao động thương binh xã hội địa bàn của bạn đưa ra. Tùy theo chức vụ và giấy tờ hiện có của người nước ngoài mà luật sư sẽ đưa ra phương án triển khai công việc phù hợp.

  • Mọi vướng mắc về giấy tờ sẽ được luật sư lên phương án hỗ trợ, các vướng mắc phổ biến gồm: Chưa khai báo tạm trú, sử dụng visa DL, giấy tờ chưa có dấu của lãnh sự quán Việt Nam,... 
  • Khi Luật Trí Nam đã nhận triển khai thủ tục, toàn bộ quy trình giao nhận tài liệu, hồ sơ được công ty bố trí nhân viên giao dịch trực tiếp tránh mất giấy tờ và tiện lợi cho khách hàng. Dịch vụ giấy phép lao động của chúng tôi là trọn gói nên chỉ kết thúc khi thủ tục xin cấp giấy phép lao động được hoàn thành.
  • Kết thúc hợp đồng dịch vụ pháp lý, công ty sẽ cắt cử một chuyên viên trợ giúp và hướng dẫn khách hàng trong việc gia hạn visa, tạm trú hoặc cách hoạch toán lương cho người lao động nước ngoài.

Chúng tôi triển khai đủ các tiện ích dịch vụ khi xin giấy phép lao động tại Cục việc làm, thực hiện công việc tại các Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh,... như:

  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động nhanh với thời gian nhanh nhất.
  • Thực hiện giải quyết vướng mắc về gia hạn visa, xin cấp thẻ tạm trú dài hạn cho người lao động nước ngoài khi triển khai dịch vụ giấy phép lao động.
  • Nhận tư vấn pháp luật trợ giúp cho người lao động nước ngoài hiểu đúng, hiểu đủ về: Thuế thu nhập cá nhân, Quy định về quản lý thu nhập tại Việt Nam và cách chuyển thu nhập về nước,... khi thực hiện công việc.

Quy định về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Công ty, tổ chức buộc phải xin cấp giấy phép lao động trước khi sử dụng lao động nước ngoài ngoại trừ các trường hợp sau:

“Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ

Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.”

Tại Luật Trí Nam, các trường hợp nên xin cấp Giấy phép lao động hay xi xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động được chúng tôi tư vấn đầy đủ, chi tiết, đồng thời nêu rõ các ưu điểm về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, hay các chế độ áp dụng cho người nước ngoài khác nhau trong 2 diện này để KHÁCH HÀNG nắm bắt và đưa ra quyết định chính xác.

Làm giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?

Luật Trí Nam luôn hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động khi thực hiện dịch vụ pháp lý. Theo quy định, hồ sơ cấp giấy phép lao động sẽ bao gồm các tài liệu sau:

“Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này;

b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:

a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

b) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

10. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ:

Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Điều 9 nghị định 152/2021/NĐ-CP được SỬA ĐỔI, BỔ SUNG bởi khoản 5 Điều 1 nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau:

5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 9 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:

“1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 4 Điều 9 như sau:

“a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này bao gồm 3 loại giấy tờ sau:

Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;

Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

b) Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này bao gồm 2 loại giấy tờ sau:

Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;

Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.”.

c) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 8 Điều 9 như sau:

“8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này.”.

d) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 8 Điều 9 như sau:

“e) Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.”.

đ) Bổ sung điểm c khoản 9 Điều 9 như sau:

“c) Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật đã được cấp giấy phép lao động và đã được gia hạn một lần mà có nhu cầu tiếp tục làm việc với cùng vị trí công việc và chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao giấy phép lao động đã được cấp.”.

Đối chiếu với quy định về hồ sơ cấp giấy phép lao động đã nêu, nếu công ty bạn chưa rõ cần chuẩn bị tài liệu gì hoặc có vướng mắc trong thủ tục làm giấy phép lao động, bạn hãy gọi điện ngay tới Công ty Luật Trí Nam để chúng tôi trợ giúp bạn. Chúng tôi với hơn 12 năm kinh nghiệm luôn có hướng hỗ trợ bạn tốt nhất để hoàn thành thủ tục cấp giấy phép lao động. 

Làm giấy phép lao động mất bao lâu?

Các bước làm giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm:

  • Bước 1: Công ty, tổ chức thực hiện đăng tuyển lao động trước khi xin chấp thuận được sử dụng lao động nước ngoài.
  • Bước 2: Trước 15 ngày tính từ ngày sử dụng lao động doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Bước 3: Nhận văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài sau khi hồ sơ được chấp thuận.

​​Sau khi hoàn thành bước thủ tục này doanh nghiệp đã có thể bảo lãnh gia hạn visa cho người nước ngoài trong khi chờ hoàn thành thủ tục cấp giấy phép lao động. Quý vị lưu ý Luật Trí Nam nhận trọn gói tất cả các thủ tục cho người nước ngoài như Giấy phép lao động, gia hạn visa, cấp thẻ tạm trú.

  • Bước 4: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài theo văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động đã được duyệt.

​Bước thủ tục này rất quan trọng vì Sở lao động sẽ soát xét hồ sơ chi tiết. Ngoài thành phần hồ sơ, nội dung thể hiện trên văn bản quý vị cần lưu ý về hình thức tài liệu khai nộp để tránh việc hồ sơ bị từ chối ví dụ: Hình thức bản công chứng dịch bằng đại học.

  • Bước 5: Đóng lệ phí cấp Giấy phép lao động khi hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 6: Nhận Giấy phép lao động.

Thông thường thời gian hoàn thành toàn bộ thủ tục cấp giấy phép lao động tại Luật Trí Nam chậm nhất là 45 ngày. Chúng tôi nhận dịch vụ cấp giấy phép lao động nhanh theo yêu cầu của khách hàng nếu quý vị cần gấp. 

Chi phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Chi phí làm giấy phép lao động bao gồm:

  • Lệ phí cấp giấy phép lao động 400.000đ - 600.000đ (Tùy từng tỉnh thành)
  • Phí đề nghị cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (Nếu khách hàng không tự cung cấp)
  • Phí hỗ trợ khám sức khỏe cho người nước ngoài.
  • Phí hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ cấp tại nước ngoài.
  • Phí dịch thuật công chứng tài liệu tại nước ngoài.
  • Phí dịch vụ pháp lý thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động.

Tại Luật Trí Nam phí dịch vụ được báo trọn gói, cam kết không phát sinh chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

Chúng tôi nhận

  • Thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Giang và các tỉnh phía Bắc.
  • Hỗ trợ xin dấu Bộ ngoại giao Việt Nam vào Xác nhận không phạm tội do Đại sứ quán nước ngoài cấp.
  • Triển khai làm nhanh giấy phép lao động theo yêu cầu,...

Các chi phí hỗ trợ này được báo giá chi tiết cho khách hàng trước khi thực hiện công việc. Thông tin yêu cầu báo giá xin liên hệ

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.755

Email: hanoi@luattrinam.vn