Quy trình chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài
Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là hình thức phổ biến hiện nay quy định tại Điều 21 Luật đầu tư năm 2020. Luật Trí Nam hướng dẫn chi tiết quy trình chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài theo quy định mới nhất dưới đây.
Nhà đầu tư nước ngoài là những ai?
Tìm hiểu về thủ tục pháp lý này sẽ có hai vấn đề cần biết đó là: (i) Cá nhân, tổ chức nào được coi là nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Để được góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Theo khái niệm này thì ngoài cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức ở nước ngoài là 2 loại nhà đầu tư nước ngoài dễ nhận biết thì công ty vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam cũng được coi là nhà đầu tư nước ngoài.
Xin chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn góp
Đây chính là thủ tục cần thực hiện trả lời cho câu hỏi Luật sư Trí Nam đã nêu ở phần đầu (Để được góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục gì?). Pháp luật quy định nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận tại Sở kế hoạch và đầu tư về việc sẽ góp thêm vốn, nhận chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty Việt Nam khi thuộc ba trường hợp sau:
- Công ty dự kiến kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện sau khi có người nước ngoài trở thành chủ sở hữu, thành viên/ cổ đông công ty.
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của người nước ngoài trên 50% hoặc số lượng thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chiếm đa số.
- Nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch của các nước không nằm trong WTO và không có các hiệp định thương mại, đầu tư ký kết với Việt Nam.
Hiện tại hầu hết các ngành nghề kinh doanh thông dụng đối với công ty Việt Nam đều là lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài ví dụ: Mua bán hàng hóa, Xây dựng, Lắp đặt, Sửa chữa, ... do đó hầu hết các công ty khi có nhà đầu tư nước ngoài tham gia là thành viên, cổ đông đều phải trải qua bước xin chấp thuận này.
Tại Luật Trí Nam chúng tôi nhận dịch vụ xin chấp thuận góp vốn, chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài với thời gian chỉ 15 ngày, giá cạnh tranh. Quý khách hàng cần luật sư tư vấn vui lòng gọi 0934.345.755 để chúng tôi hỗ trợ.
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
Công ty khi nhận góp vốn, có thành viên chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài mà không thuộc 3 trường hợp phải xin chấp thuận tại Sở KHĐT thì thực hiện thủ tục nhận góp vốn, chuyển nhượng vốn tại Phòng đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp còn lại thủ tục sẽ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Xin chấp thuận chuyển nhượng vốn, cổ phần cho người nước ngoài
- Bước 2: Mở tài khoản vốn đầu tư và thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn
- Bước 3: Thay đổi đăng ký doanh nghiệp trong việc ghi nhận người nước ngoài là thành viên, cổ đông công ty.
- Bước 4: Thực hiện việc kê khai thuế từ chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần
Vướng mắc khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn
- Nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch của nước không phải thành viên WTO
Thực tế cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam rất đa dạng, khi họ mang quốc tịch của nước không phải là thành viên của WTO thì cơ sở xem xét việc chấp thuận cũng không theo các cam kết mở cửa thị trường theo WTO. Khi này khó khăn đến từ việc Sở KHĐT sẽ phải xin chấp thuận của Bộ KHĐT và các cơ quan liên quan khi thẩm duyệt hồ sơ.
- Việc góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn không đúng quy định
Quy định về hoạt động đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư rất chặt chẽ từ nguồn vốn sử dụng trong đầu tư, tài khoản tiếp nhận vốn đầu tư và thời điểm góp vốn đầu tư. Đây lại là các vấn đề pháp lý nhiều công ty không thực hiện đúng dẫn đến khó khăn trong thực hiện thủ tục ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài là thành viên, cổ đông của công ty.
- Công ty có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh các lĩnh vực chưa cam kết trong WTO
Khi Sở KHĐT thẩm duyệt hồ sơ đăng ký góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Sở sẽ kiểm tra tính phù hợp của ngành nghề kinh doanh với tỷ lệ vốn đầu tư và các quy định pháp luật hiện hành. Các ngành nghề kinh doanh chưa cam kết trong WTO có thể phải rút bỏ hoặc nếu được chấp thuận sẽ phải trải qua bước xin ý kiến của các cơ quan liên quan.
Trong hơn 12 năm triển khai dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài Luật Trí Nam đã trợ giúp và thực hiện thủ tục ghi nhận người nước ngoài là thành viên, cổ đông cho rất nhiều công ty trên cả nước, tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp Quý vị giải quyết mọi vướng mắc mà công ty và nhà đầu tư đang gặp phải, Quý vị hãy liên hệ với Luật sư Trí Nam ngay 0934.345.755 khi muốn thực hiện nhanh, đơn giản thủ tục đăng ký chuyển nhượng vốn, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Lưu ý khi công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Người nước ngoài phải kê khai và nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần
Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài sẽ phải khai thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế TNCN với mức thuế 0,1% trên giá trị cổ phần chuyển nhượng do áp dụng Thông tư 25/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2018: Điều 4. Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính như sau:
“b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.”
- Nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư
Tài khoản vốn đầu tư là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh mở tại một ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Cấp thẻ tạm trú và visa dài hạn cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngoài các quyền và nghĩa vụ với vai trò là thành viên công ty, cổ đông công ty theo Luật doanh nghiệp 2020, người nước ngoài sẽ được các quyền lợi sau: Người nước ngoài sau khi góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn để trở thành thành viên, cổ đông công ty Việt Nam được hưởng các ưu đãi đối với nhà đầu tư như được xin cấp thẻ tạm trú dài hạn 2 - 5 năm, thuộc đối tượng miễn giấy phép lao động khi làm việc trong công ty.
Lý do chọn dịch vụ pháp lý của Luật Trí Nam
Chúng tôi với các Luật sư giỏi và nhiều kinh nghiệm triển khai dịch vụ pháp lý cho công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam nên am hiểu phương thức kinh doanh và hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư thường yêu cầu, từ đó mà phương án tư vấn Luật sư đưa ra cũng hữu ích và hiệu quả. Ngoài điểm cộng trên chúng tôi còn đảm bảo:
- Thứ nhất, chúng tôi tư vấn chi tiết cho khách hàng về danh mục ngành nghề kinh doanh của công ty khi có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài. Bởi công ty khi đó chỉ được giữ lại các ngành nghề kinh doanh phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết, và phù hợp với quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ công ty không được kinh doanh dược phẩm, định giá bất động sản,...
- Thứ hai, chúng tôi tư vấn quy định cụ thể về nghĩa vụ góp vốn và hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài theo luật định. Ví dụ: Người nước ngoài nếu sau khi được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận là thành viên, cổ đông công ty mà người nước ngoài không thực hiện góp vốn theo luật định dẫn đến việc công ty đối diện với nhiều rủi. Mức phạt khi đó không đơn thuần là lỗi không góp vốn theo nghị định xử phạt về đăng ký kinh doanh mà còn bị xử phạt về sai phạm trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư.
- Thứ ba đối với các công ty đăng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng hóa, pháp luật không quy định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký đầu tư sau khi tiếp nhận người nước ngoài là thành viên, cổ đông góp vốn tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư nếu quy mô sản xuất kinh doanh thuộc trường hợp phải làm báo cáo ĐTM. Do đó công ty cần cân nhắc các rủi ro pháp lý khi có người nước ngoài góp vốn để tránh các phát sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Ngoài ra các quy định về sử dụng lao động nước ngoài, gia hạn visa tạm trú cho người nước ngoài cũng đều là lĩnh vực pháp lý chuyên sâu của Luật Trí Nam. Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ pháp lý giá rất cạnh tranh các thủ tục này đảm bảo khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể dễ dàng lựa chọn.
Vậy, Quý vị còn chờ gì mà không liên hệ với Luật Trí Nam ngay hôm nay!
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755