Bản quyền thương hiệu là tài sản trí tuệ quan trọng cần được đăng ký bảo hộ phòng tránh các hành vi xâm phạm. Để đăng ký bản quyền thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, logo công ty chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bởi thẩm quyền cấp văn bằng chứng nhận độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức thuộc cục Sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ theo Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, cá nhân, tổ chức khi muốn đăng ký bản quyền thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu độc quyền thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định hiện hành để được Cục SHTT giải quyết. Quyền đăng ký nhãn hiệu được ghi nhận chi tiết tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Ví dụ: Công ty DongSung là pháp nhân quốc tịch Hàn Quốc muốn đăng ký độc quyền thương hiệu “DongSung” trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Công ty này có quyền ủy quyền cho Luật Trí Nam để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như đã nói tại Việt Nam.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu khoảng 24 tháng với các bước thực hiện như sau

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ

Việc lựa chọn nhãn hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Để đăng ký thành công nhãn hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn nhãn hiệu như sau:

  1. Nhãn hiệu cần được thiết kế từ các yếu tố không trùng với các nhãn hiệu, nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó.
  2. Không dùng tên nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký.
  3. Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Nộp Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

Sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, khách hàng chỉ cần ký giấy ủy quyền là chúng tôi sẽ đại diện thực hiện toàn bộ thủ tục.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

- Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 04-05 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

  1. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  2. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
  3. Kết quả bước công việc này là: Cấp quyết định Chấp nhận đơn hợp lệ (Đây là tài liệu cần để đăng ký shop online chính hãng trên các Sàn thương mại điện tử)

- Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định nội dung thực tế: 09 - 12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

  1. Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  2. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
  3. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Kết quả: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng

Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu với 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (Không quá 06 sản phẩm/dịch vụ): 1.000.000 đ (Lệ phí nộp đơn) + 360.000 đ (Lệ phí cấp GCN đăng ký nhãn hiệu) = 1.360.000đ. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho càng nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ thì càng tốn chi phí, nên cách làm đơn đăng ký nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong việc tối ưu chi phí đăng ký nhãn hiệu cần bỏ ra. Luật Trí Nam sẽ giúp Quý khách hàng bỏ ra khoản phí thấp nhất mà phạm vi bảo hộ nhãn hiệu rộng nhất bằng kinh nghiệm lâu năm của đơn vị trong triển khai dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Thực tế, nhiều khách hàng khi liên hệ Luật Trí Nam đã và đang gặp vướng mắc khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu không uy tín của các đơn vị khác dẫn đến:

  1. Không rõ tiến độ triển khai thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực hiện tại đơn vị cũ đến đâu?
  2. Không liên lạc được đơn vị cũ để yêu cầu hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan.
  3. Một số trường hợp sau thời gian rất lâu khách hàng mới biết đơn đăng ký nhãn hiệu đã bị Cục SHTT từ chối về hình thức ngay tại thời điểm nộp, hoặc lĩnh vực kinh doanh đăng ký bảo hộ không đúng theo thỏa thuận ban đầu.

Chúng tôi luôn coi trọng giá trị thương hiệu của khách hàng và hiểu được tầm quan trọng của công việc đang thực hiện. Vì vậy dịch vụ đăng ký nhãn hiệu luôn được luật sư triển khai cẩn thận, chuyên nghiệp đảm bảo:

  • Nhãn hiệu được đăng ký ở phạm vi rộng nhất với mức phí thấp nhất.
  • Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp và chuẩn xác.
  • Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ cẩn thận phòng tránh khả năng cục sở hữu trí tuệ từ chối chứng nhận độc quyền nhãn hiệu.
  • Theo dõi và cập nhật tiến trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu thường xuyên cho khách hàng.
  • Mức phí đăng ký nhãn hiệu chỉ từ 2.400.000đ/ 01 nhãn hiệu/ 01 nhóm cũng là báo giá rất cạnh tranh hiện nay.

Quý khách hàng quan tâm dịch vụ pháp lý liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Đăng ký bảo hộ thương hiệu đem lợi ích gì?

Thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm giúp cá nhân, tổ chức khi kinh doanh được bảo đảm những lợi ích sau:

  • Thứ nhất, không có cá nhân, tổ chức nào khác được đăng ký thương hiệu tương tự với thương hiệu mà bạn đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước đó.
  • Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được quyền phấn đối khiếu kiện, khiếu nại của các cá nhân, tổ chức khác về việc họ cho ràng bạn, doanh nghiệp của bạn đang sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của họ.
  • Thứ ba, các đối tác, bạn hàng yên tâm giao kết với đơn vị bạn các giao dịch kinh doanh có sử dụng nhãn hiệu. Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử cho phép bạn quảng cáo sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong các shop đại lý khai mở tại sàn.
  • Thứ tư, khi đã được cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hàng hóa vi phạm nhãn hiệu, xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự của các chủ thể khác. Các quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ bao gồm:
  1. Quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu, Li - Xăng nhãn hiệu.
  2. Quyền yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của mình chấm dứt hành vi xâm phạm.
  3. Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm nhãn hiệu.
  4. Quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hai liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu.

Chúng tôi khẳng định đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh.

Quy định về đăng ký bản quyền thương hiệu, logo

Nhiều khách hàng có hỏi: Đăng ký bản quyền thương hiệu (Đăng ký quyền tác giả đối với thương hiệu) và Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền có phải cùng một thủ tục không? Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì:

  • Các thủ tục đăng ký thương hiệu logo để được độc quyền sở hữu, sử dụng thương hiệu logo tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ triển khai theo quy trình đăng ký nhãn hiệu mà Luật Trí Nam đã nói ở trên.

Ví dụ: Bạn đăng ký bảo hộ thương hiệu chữ ADM cho lĩnh vực thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thì không đơn vị nào được dùng nhãn hiệu ADM cho hoạt động kinh doanh thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nữa (Dù có cách điệu để hình thức thể hiện khác đi).

  • Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu logo theo quy trình xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho thương hiệu logo thực hiện tại Cục bản quyền tác giả là thủ tục riêng. Đây là thủ tục bảo vệ quyền tác giả thiết kế lên thương hiệu, logo thiên về mặt mỹ thuật.

Ví dụ: Bạn đăng ký bản quyền thương hiệu chữ ADM tại Cục bản quyền tác giả. Cục bản quyền tác giả sẽ chứng nhận quyền tác giả cho bạn theo diện tác phẩm mỹ thuật ứng dụng để bảo vệ cách thiết kế và bố trí tổng thể thương hiệu ADM của bạn. Chủ thể muốn sử dụng mẫu thiết kế trên phải xin phép bạn hoặc mua bản quyền trước khi sử dụng.

Nếu các ví dụ mà Luật Trí Nam đưa ra chưa giúp Quý khách hàng phân biệt rõ hai thủ tục đã nói, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn thêm.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu cần đáp ứng

  • Hình thức nhãn hiệu sản phẩm (Thiết kế nhãn hiệu)
  1. Nhãn hiệu được hình thành bởi các dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Dấu hiệu hình thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu
  1. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu là Cá nhân, tổ chức nước ngoài;
  2. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu là Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu là công ty, cá nhân Việt Nam có thể đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ. Còn chủ thể là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần phải nộp đơn đăng ký qua đại diện sở hữu công nghiệp của nước mà cá nhân, tổ chức nước ngoài mang quốc tịch.

  • Chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền

1. Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ về nhãn hiệu

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu được phân nhóm dựa vào Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu được thế giới áp dụng. Hiện nay có 45 nhóm sản phẩm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu. Trong đó 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm dành cho dịch vụ.

Ví dụ: Thực phẩm chức năng, dược phẩm sẽ ở nhóm 05 nhưng mua bán thực phẩm chức năng, mua bán dược phẩm thì thuộc nhóm 35.

Mỹ phẩm thuộc nhóm 03 nhưng mua bán mỹ phẩm thuộc nhóm 35.

2. Chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ sai có sao không?

Việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu sẽ được ảnh hưởng đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu của bạn như sau:

- Căn cứ vào số nhóm sản phẩm dịch vụ mà lệ phí đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau.

- Phân sai nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ bị cục SHTT từ chối hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Có được đăng ký nhãn hiệu độc quyền trong tất cả các lĩnh vực không?

Căn cứ điều 87 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu bị pháp luật giới hạn một số hàng hóa dịch vụ nhất định cùng với đó việc lựa chọn nhiều sản phẩm, dịch vụ đăng ký độc quyền thì càng lựa chọn rộng càng tốn chi phí. Vì vậy khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần phải xác định rõ ràng đang và sẽ sử dụng nhãn hiệu đó cho những loại hàng hóa nào. Việc phân loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2021.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những giấy tờ sau:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • 08 mẫu nhãn hiệu kích thước không quá 80 X 80cm
  • Các hồ sơ khác mà tờ khai đăng ký nhãn hiệu có ghi nhận:
  • Giấy ủy quyền cho Luật Trí Nam
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận/ nhãn hiệu tập thể (Chỉ cung cấp trong một số trường hợp đặc biệt).
  • Bản thuyết minh về chất lượng, tính chất đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu (Chỉ cung cấp trong một số trường hợp đặc biệt).
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (Chỉ cung cấp trong một số trường hợp đặc biệt).

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu dùng mẫu nào?

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hiện nay dùng mẫu số 04/NH Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
  • Theo Luật Trí Nam việc nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì quý vị thực hiện càng nhanh càng tốt, bởi theo quy định về quyền ưu tiên chủ sở hữu nào nộp tờ khai trước sẽ sở hữu nhãn hữu trước. Trước khi nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu sẽ gồm:
  1. Kiểm tra hình thức tờ khai đăng ký nhãn hiệu xem có đúng theo quy định không:
  2. Mô tả nhãn hiệu đã đúng chưa?
  3. Thông tin chủ đơn điền đủ chưa?
  4. Thông tin sản phẩm dịch vụ đã đủ chưa?

Ngay cả khi bạn tự nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn hãy nên tự tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký độc quyền nhãn hiệu xem nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký của tổ chức, cá nhân khác không.

Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ thế nào?

Tra cứu đăng ký thương hiệu là thủ tục giúp chủ sở hữu đánh giá được khả năng đăng ký độc quyền của thương hiệu trong các lĩnh vực kinh doanh nhất định.

  1. Luật Trí Nam sẽ hỗ trợ tra cứu thương hiệu cho khách hàng ngay khi tiếp nhận yêu cầu của Quý vị. Việc tra cứu sẽ đưa ra đánh giá của chúng tôi về khả năng bảo hộ thương hiệu thành công cho Quý vị.
  2. Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ thương hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.
  3. Nếu bạn tự tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu bạn cần lưu ý: 
  • Thứ nhất, hiểu rõ quy định về nhãn hiệu, dấu hiệu được bảo hộ trong nhãn hiệu và khái niệm nhãn hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu khác. Hiểu đúng, hiểu đỏ quy định này thì kết quả đánh giá mới chính xác.
  • Thứ hai, người tra cứu hiểu cách phân loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi tra cứu nhãn hiệu sai nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ không đem lại kết quả đúng. Ngoài ra việc phân nhóm sai cũng làm chậm quá trình giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu trên thực tế.
  • Thứ ba, người tra cứu cần hiểu thông tin nhãn hiệu đăng tải trên thư việc số sở hữu công nghiệp bao gồm những nhãn hiệu nào, để từ đó xác định được % chính xác của kết quả tra cứu.

Cách đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tốt nhất

1. Thiết kế nhãn hiệu đăng ký độc quyền thế nào?

  • Thiết kế nhãn hiệu đảm bảo tính độc lập, phán ánh được nét riêng của dịch vụ, hàng hóa bên mình và có sự khác biệt với nhãn hiệu đơn vị khác.
  • Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình.
  • Các yếu tố không được cấp băn bằng bảo hộ gồm:
  1. Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không thông dụng.
  2. Nhãn hiệu không nên thiết kế là biểu tượng quy ước, dấu hiệu, hình vẽ, tên gọi của dịch vụ, hàng hóa văng các ngôn ngữ.
  3. Không nên thiết kế nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ địa điểm, thời gian, số lượng, chủng loại, tính chất, công dụng,….
  4. Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý.
  5. Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa.
  6. Tra cứu nhãn hiệu khi nộp đơn đăng ký để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

2. Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hình, nhãn hiệu chữ, câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu hình (logo): Có thể đăng ký độc lập bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hoặc kết hợp với phần chữ của nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu chữ: Đăng ký nhãn hiệu chữ chủ đơn đăng ký có thể lựa chọn hình thức của nhãn hiệu đăng ký theo các dạng sau:
  1. Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ nhất: Chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng đơn giản.
  2. Dạng đăng ký nhãn hiệu chữ thứ hai: Cấu tạo từ các từ ngữ, chứ cái, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc.

Lưu ý về quyền ưu tiên ảnh hưởng đến đơn đăng ký nhãn hiệu: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

3. Thiết kế nhãn hiệu đăng ký độc quyền thế nào?

Thiết kế nhãn hiệu đảm bảo tính độc lập, phán ánh được nét riêng của dịch vụ, hàng hóa bên mình và có sự khác biệt với nhãn hiệu đơn vị khác.

  • Nhãn hiệu có thể kết hợp giữa chữ và hình.
  • Các yếu tố không được cấp băn bằng bảo hộ gồm:
  1. Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không thông dụng.
  2. Nhãn hiệu không nên thiết kế là biểu tượng quy ước, dấu hiệu, hình vẽ, tên gọi của dịch vụ, hàng hóa văng các ngôn ngữ.
  • Không nên thiết kế nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ địa điểm, thời gian, số lượng, chủng loại, tính chất, công dụng,….
  • Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý.
  • Không thiết kế nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa.
  • Tra cứu nhãn hiệu khi nộp đơn đăng ký để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

4. Vướng mắc thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thời gian giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ chậm thêm 06 – 12 tháng nếu việc xem xét yêu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền phát sinh việc:

  • Nhãn hiệu hàng hóa, logo công ty, thương hiệu công ty bị cá nhân, tổ chức khiếu nại việc trùng, hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ;
  • Chủ sở hữu khai sai hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu như: Kê khai sai sản phẩm, dịch vụ đăng ký độc quyền, nộp thiếu phí, kê khai sai địa chỉ dẫn đến công văn của Cục SHTT bị thất lạc;
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp không được chủ sở hữu thường xuyên yêu cầu Cục SHTT sớm giải quyết thủ tục.

Đây cũng là lý do Quý khách hàng nên ưu tiên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Trí Nam để đảm bảo sự chắc chắn về khả năng được Cục SHTT chứng nhận độc quyền và đảm bảo về thời gian giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền uy tín

Luật Trí Nam chuyên dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền uy tín tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi đang nhận tư vấn đăng ký nhãn hiệu với các tiện ích dịch vụ như sau:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ– Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trong hơn 10 năm triển khai dịch vụ chúng tôi đã đăng ký thành công rất nhiều nhãn hiệu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó khi Quý vị có nhu cầu đăng ký bản quyền logo thương hiệu hãy tin tưởng và lựa chọn Luật Trí Nam là đơn vị thực hiện thủ tục cho bạn theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn