Kinh nghiệm mời luật sư giải quyết tranh chấp uy tín
Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hiện có gần 3.500 luật sư trong đó số lượng công ty luật, văn phòng luật sư tại Hà Nội là 1.700. Con số trên cho bạn thấy có rất nhiều luật sư giỏi tại Hà Nội và cá nhân tôi thấy rằng các luật sư gạo cội tại Hà Nội đều là những người uyên bác, có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ.
Thông thường một luật sư chỉ hành nghề và được sự ghi nhận là xuất sắc trong một vài lĩnh vực cụ thể. Vậy tiêu chí nào để biết được đó là luật sư giỏi, đó là người có thể giúp bạn giải quyết các vướng mắc pháp luật và bạn gặp phải?
Kinh nghiệm mời luật sư uy tín tại Hà Nội
Với vai trò người bảo vệ quyền lợi, cánh tay nối dài của pháp luật thì dù là luật sư hành nghề chuyên sâu về tranh tụng hay tư vấn thì luật sư luôn phải là một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực mà mình tham gia. Song song đó là cách áp dụng luật khoa học và khôn khéo để bảo vệ cái đúng, bảo vệ quyền lợi của người mình bào chữa. Một dịch vụ luật sư uy tín khi công ty luật cung cấp dịch vụ đảm bảo được những điều sau.
- Dịch vụ được thực hiển bởi các luật sư có tâm với nghề
Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có cái tâm sáng, luôn luôn tôn trọng sự thật khách quan. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Một luật sư có tâm là một luật sư ý thức được rõ ràng đâu là lợi ích mình cần bảo vệ, phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên và vẫn đảm bảo vai trò cán cân pháp luật mà xã hội giao phó.
- Luật sư có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để giải quyết vấn đề
Giải quyết các tranh chấp qua con đường thương lượng, hòa giải luôn tích kiệm chi phí và thời gian cho thân chủ nhưng để làm được điều đó yêu cầu luật sư phải có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt. Bạn hãy lựa chọn một luật sư giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất vụ án của bạn thay vì tự vạch ra cách giải quyết vụ án và yêu cầu luật sư làm theo điều mà mình cho là an toàn và chuẩn xác.
- Luật sư có tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic
Một số thẩm phán chia sẻ với chúng tôi rằng có những vụ án luật sư còn không nắm được tình tiết vụ án, hoặc hiểu sai, hiểu không đúng do sai sót trong việc phân tích và đánh giá chứng cứ. Khi đó liệu luật sư có bảo vệ được quyền lợi cho thân chủ mình? Bạn là người trong vụ án nên đương nhiên dù không biết cách giải quyết bạn vẫn hiểu được những tình tiết trong vụ án theo logic thời gian, và đương nhiên nếu luật sư bạn chia sẻ không hiểu được vụ án thì đó không phải là người bạn nên tin tưởng.
Khó khăn của luật sư trong việc tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài
- Hiểu thế nào về hoạt động tranh tụng của Luật sư
1. Về mặt lập pháp: Khái niệm tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoặc giải thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945 đến nay.
2. Về mặt ngôn ngữ
+ Theo Từ điển tiếng Việt, tranh tụng có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau1. Còn theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh luận” và “tố tụng”. Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu tòa án phân xử. Để có cơ sở cho tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình.
Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của tòa án. Xét xử dân sự là hoạt động phân xử vụ kiện giữa các bên có quyền và lợi ích khác nhau. Tại phiên tòa, tòa án tiến hành xác định sự thật của vụ án bằng cách điều tra công khai, chính thức về vụ việc, nghe các bên tranh luận về giải quyết vụ án từ góc độ nội dung cũng như pháp luật áp dụng để ra phán quyết.
+ Tùy theo tính chất vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bên cũng khác nhau. Tranh tụng trong tố tụng hình sự diễn ra giữa bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa công tố với người bào chữa và bị cáo; trong tố tụng dân sự diễn ra giữa nguyên đơn với bị đơn dân sự. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định. Vì vậy, trong khoa học pháp lý, tranh tụng được phân thành tranh tụng dân sự, tranh tụng kinh tế, tranh tụng hành chính.
- Theo nghĩa rộng: Tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện quyền khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì quá trình tranh tụng này sẽ bao gồm toàn bộ các giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử,xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cả giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Theo nghĩa hẹp: Tranh tụng là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên để từ đó nhằm chứng minh cho đối phương và Tòa án rằng yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
- Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng tại tòa án, trung tâm trọng tài
- Luật sư tranh tụng tại toà án là một hoạt động của luật sư trong nhiều hoạt động nghề nghiệp khác. Trong vụ án dân sự, luật sư tranh tụng tại vụ án, gọi là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Còn vụ án hình sự, luật sư tranh tụng tại toà án được gọi là Người bào chữa.
- Luật sư tranh tụng tại toà án cần rất nhiều kỹ năng để thực hiện tốt thiên chức của mình. Ngoài đòi hỏi kiến thức chuyên ngành tốt, luật sư tranh tụng cần phải có kỹ năng đối đáp, phản biện và đặc biệt là phải có “độ nhạy” trước các tình huống pháp lý phát sinh tại phiên toà.
- Luật sư tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án có vai trò sau đây:
- Được tòa triệu tập với tư cách luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự để tham gia phiên tòa Sơ thẩm, phúc thẩm hoặc Giám đốc thẩm, Tái thẩm nếu Tòa án thấy cần thiết.
- Luật sư tham gia hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị cáo.
- Luật sư thay mặt đương sự,bị cáo yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự.
- Tranh luận tại phiên tòa bằng bản luận cứ với đại diện viện kiểm sát trong phiên tranh tụng tại phiên tòa hình sự , dân sự trình bày bản luận cứ bảo vệ đương sự, bị cáo trong phiên tòa hình sự, dân sự, lao động, kinh tế.
- Đưa ra lý lẽ, luận cứ, luận điểm đáp trả các quan điểm trái chiều có thể bất lợi cho quyền, nghĩa vụ của người được bảo vệ.
- Sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự không chỉ giúp bị can, bị cáo, người được bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.
- Luật sư tranh tụng đóng một vị trí rất quan trọng, giúp đỡ cho bị cáo, các đương sự hiểu đúng, hiểu đủ quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tránh bị các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình cũng như hiểu được phiên bản án quyết định của các cơ quan tố tụng tuyên đối với đương sự đã đúng pháp luật hay chưa tranh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài làm ảnh hương đến thời gian kinh tế cho các bị cáo, đương sự..
- Vai trò trên cũng cho thấy cái khó của luật sư trong hoạt động tranh tụng. Luật sư chỉ có quyền đưa ra lý lẽ, luận cứ, có quyền tranh luận nhưng kết luận cuối cùng vẫn ở hội đồng xét xử. Do đó một luật sư giỏi ngoài kiến thức pháp luật cần hiểu biết về kinh nghiệm trong tập quán xét xử của Tòa án, nắm bắt được cách đánh giá tình tiết, chứng cứ của Hội đồng xét xử để từ đó đưa ra những yêu cầu phù hợp nhất.
Hiện tại công ty luật Trí Nam sở hữu đội nhóm luật sư giỏi uy tín cam kết chỉ nhận thực hiện công việc khi bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của thân chủ trong vụ án.
Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín