Trong thực tiễn có rất nhiều dạng tranh chấp về mua bán hàng hóa có thể xảy ra và nó thường phát sinh vào các thời điểm nhạy cảm như thời điểm giao hàng lần đầu tiên, thời điểm thanh toán tiền mua hàng, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo cam kết. Ví dụ về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp như sau:

  • Công ty bạn giao đủ hàng nhưng bên nhận hàng từ chối ký biên bản giao nhận hàng hóa mà không đưa ra lý do dẫn đến việc đề nghị thanh toán tiền mua hàng gặp vướng mắc.
  • Đối tác mua hàng đã lâu không thanh toán tiền nợ, cũng không nhập thêm hàng, và cũng không trả lời công văn bên công ty bạn.
  • Công ty bạn giao hàng xong nhưng khi đề nghị thanh toán tiền mua hàng thì đối tác khiếu nại chất lương hàng hóa không đạt và không thanh toán tiền.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết, đã tạm ứng nhưng công ty bạn không nhận được hàng từ bên bán.

Nhìn vào các ví dụ của Luật sư, có thể thấy “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.” Từ khái niệm trên để tìm cách vận dụng quy định pháp luật vào giải quyết tranh chấp, người thực hiện cần lưu ý các đặc điểm của tranh chấp mua bán hàng hóa thường bao gồm:

  • Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm.
  • Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra.
  • Có lỗi của bên vi phạm.

Công ty Luật Trí Nam với nhiều năm kinh nghiệm đại diện giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa thấy rằng phương thức hòa giải, thương lượng luôn là cách giải quyết hiệu quả nhất. Tuy vậy, đa phần khách hàng lại chỉ nhờ đến Luật sư khi việc thương lượng, hòa giải bế tắc và lựa chọn khởi kiện để giải quyết tranh chấp mua bán đang có là ưu tiên của doanh nghiệp. Luật sư khi được khách hàng ủy quyền nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp sẽ thực hiện các công việc quan trọng và cần thiết theo kinh nghiệm lâu năm của mình để giúp hiệu quả khởi kiện tốt nhất, thu hồi nợ nhanh chóng nhất.

  • Về hướng bảo vệ: Chúng tôi sẽ bác bỏ các yêu cầu khởi kiện không có căn cứ, không phù hợp quy định pháp luật của đối phương, đồng thời đưa ra yêu cầu Tòa án phải giải quyết cho thân chủ mình.
  • Về chứng cứ: Chúng tôi đại diện thu thập, xác minh chứng cứ quan trọng và cấn thiết để đảm bảo Tòa án chấp thuận toàn bộ yêu cầu khởi kiện. 
  • Về quy trình: Chúng tôi cử luật sư phù hợp đảm bảo giỏi chuyên môn để đại diện giải quyết công việc tại Tòa án và tranh tụng tại phiên xử.

Ngay hôm nay, nếu Quý khách hàng đang có tranh chấp mua bán hàng hóa cần Luật sư giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

✔ Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng

Các nguyên nhân chủ quan được đề cập đến bao gồm:

  • Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình không thực hiện các giao kết trong hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi).
  • Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp phát sinh ngoài những nguyên nhân trên còn do: năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.

✔ Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng

Các nguyên nhân khách quan được đề cập gồm:

  • Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia là khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
  • Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách nhiệm.
  • Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoài những nguyên nhân khách quan trên còn có thể kể đến các nguyên nhân sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia; ngoài ra, còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp giữa các bên; Sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa

Nếu cá nhân, doanh nghiệp đang phải đối diện với việc tự xác định phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đã giao kết, quý vị sẽ cần lưu ý những điểm sau:

✔ Xác định lại cơ sở đàm phán nội dung hợp đồng mua bán

Theo luật sư việc xác định lại cơ sở, mục đích giao kết hợp đồng giúp bạn xác định được nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tranh chấp, cũng đồng thời là căn cứ để bạn trình bày trước Hội đồng xét xử, Hội đồng trọng tài để họ hiểu được cái lý của bạn trong việc thực hiện hợp đồng.

✔ Xác định lại các chế tài được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán

Hợp đồng ký kết càng chặt chẽ, ràng buộc càng nhiều thì khi giải quyết tranh chấp bạn sẽ càng nhiều căn cứ để đàm phán thương lượng. Phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp đương nhiêu là cách giải quyết tranh chấp nhanh nhất.

✔ Xác định các rủi ro trong việc tổn thất tài chính khi giải quyết tranh chấp

Trước bất kỳ phương thức giải quyết hợp đồng nào bạn cũng nên xác định các rủi ro, tổn thất tài chính phải chi trả. Bởi nó giúp bạn hiểu rõ kết quả nào mình sẽ chấp thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đôi khi: Một phán quyết trọng tài trái luật bạn cũng không dám khởi kiện hủy phán quyết bởi sẽ phải đối diện với thủ tục khởi kiện lại mất thời gian và mất cơ hội thi hành án nhanh; Một bản án thiếu thuyết phục của Tòa án như không ghi nhận mức lãi suất chậm trả trong quá trình thi hành án nhưng bạn không khiếu nại bởi cần thi hành án nhanh,... Chấp nhận kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng trong một phạm vi cho phép giúp bạn tích kiệm thời gian, chi phí giải quyết tranh chấp, đồng thời nhanh chóng kết thúc tranh chấp.