Luật thương mại 2005 sau khi thông qua ngày 14/06/2005 thì chưa có Luật sửa đổi, bổ sung trực tiếp. Nội dung của Luật được sửa đổi nhỏ tại: Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14. Do đó Văn phòng quốc hội đã ban hành Luật thương mại hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 05/07/2019. Đây cũng là lý do xuất hiện tên gọi Luật thương mại 2019.

Hiện tại, những quy định bị bãi bỏ của luật thương mại 2005 chỉ bảo gồm:

  • Bãi bỏ khoản 3 Điều 28; Khoản 3 Điều 29; Khoản 4 Điều 30; Điều 31; Điều 242 -> 245 của Luật thương mại 2005 theo Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.
  • Bãi bỏ Điều 33 Luật thương mại 2005 theo Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14.

Tải: Luật thương mại 2005

Toàn văn nội dung Luật thương mại 2005

 

Nội dung cơ bản của Luật thương mại 2005

1. Chương I – Những quy định chung

Chương I gồm 3 mục, quy định về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại; thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.

1. 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật Thương mại năm 2005 đã không điều chỉnh việc xác định địa vị pháp lý của thương nhân.

Phạm vi điều chỉnh mới là các hoạt động thương mại, trong đó hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3 khoản 1).

1.2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Luật Thương mại 2005 không chỉ dừng lại ở các thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam mà cũn cả những thương nhân có hoạt động thương mại tại nước ngoài (mà các bên thỏa thuận áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này).

Đối tượng áp dụng của Luật này cũng được mở rộng ra đối với những đối tượng không phải là thương nhân khi có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lónh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật này.

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6).

1.3. Nguyên tắc áp dụng luật

Một trong những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 là đã xác định rõ ràng vị trí của Luật Thương mại năm 2005 trong hệ thống pháp luật. Cụ thể là, trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại năm 2005 được xác định là luật chuyên ngành, cũng trong mối quan hệ với các luật quy định các hoạt động thương mại đặc thù thì Luật Thương mại năm 2005 được xác định là luật chung.

1.4. Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Luật Thương mại năm 2005 đã dành hẳn một mục trong Chương I để quy định về quyền, nghĩa vụ của văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài và thẩm quyền cấp phép cho các chủ thể này.

Luật Thương mại năm 2005 đã thừa nhận những hình thức mới của thương nhân nước ngoài khi hoạt động thương mại tại Việt Nam. Luật Thương mại năm 1997 chỉ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài hai hình thức trên, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định bổ sung hai loại hình doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài.

2. Chương II – Mua bán hàng hoá

Chương II gồm 3 mục, bao gồm: các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa; mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

  • Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa Luật đưa ra những quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Luật cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ các phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
  • Hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy có thể nói khái niệm hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 đã có tính khái quát cao trong hệ thống pháp luật hiện hành.
  • Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Vì hàng hóa vừa có thể là tài sản được dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa có thể là hàng tiêu dùng, cho nên chủ thể của các quan hệ mua bán hàng hoá thường là thương nhân hoặc giữa một bên là thương nhân và các bên khác là người tiêu dùng.

3. Chương III – Cung ứng dịch vụ

Chương này gồm 2 mục, bao gồm các quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ và các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ.

  • Về các quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, Luật đưa ra quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện làm cơ sở quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trong nước điều mà cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào xử lý một cách tổng thể. Song song với điều này, Luật cũng đã có những quy định cơ bản về quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định về thương mại dịch vụ của BTA và WTO.
  • Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, ngoài việc quy định chung về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và khách hàng, Luật cũn đưa ra các quy định đặc thù về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ tựy theo tính chất của loại dịch vụ là dịch vụ theo kết quả công việc hay dịch vụ theo nỗ lực cao nhất của bên cung ứng dịch vụ.
  • Cùng với việc mở rộng khái niệm thương mại bao hàm mọi hoạt động sinh lợi, trong đó có dịch vụ, Luật Thương mại đã có một mục riêng quy định về vấn đề cung ứng dịch vụ.
  • Cũng tương tự như trong các quy định liên quan đến mua bán hàng hoá, Luật Thương mại chỉ quy định những nội dung mang tính chung nhất áp dụng đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ như quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân (Điều 75); dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Điều 76). Quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định về thương mại dịch vụ của BTA và WTO. Trên cơ sở các quy định chung này, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về đối tượng cư trú và không cư trú nhằm xây dựng chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.
  • Luật Thương mại không thể quy định cụ thể về tất cả các loại dịch vụ mà chỉ có thể quy định khung chung về thương mại dịch vụ mà thôi. Những dịch vụ khác trước hết phải tuân thủ quy định của luật chuyên ngành. Những dịch vụ như dịch vụ lao động, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ đào tạo, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải…đều có luật chuyên ngành điều chỉnh như Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, những quy định về dịch vụ tư vấn pháp lý, Luật Bảo hiểm, Luật các Tổ chức tín dụng…

4. Chương IV – Xúc tiến thương mại

Chương này gồm 4 mục, quy định về khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại.

4.1. Khuyến mại

  • Quy định cụ thể quyền thực hiện khuyến mại của thương nhân (Điều 91). Về cơ bản, mọi thương nhân đều có quyền thực hiện khuyến mại, trừ Văn phòng đại diện của thương nhân do hoạt động khuyến mại gắn liền với việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng Văn phòng đại diện lại không thể tiến hành hoạt động này vì không được kinh doanh sinh lời trực tiếp.
  • Một số hình thức khuyến mại cũng đã được bổ sung theo hướng khái quát hoá những hình thức có đặc điểm chung (như các chương trình mang tính may rủi) và bổ sung một số hình thức khuyến mại mà các thương nhân đã tiến hành trên thực tế nhưng chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh (Điều 92).
  • Quy định cụ thể về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại (Điều 93) và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (Điều 94). Trong đó, Luật đã bổ sung quy định về việc không cho phép hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được khuyến mại hoặc được dùng để khuyến mại. Luật cũng có quy định hạn chế về mức giá trị tối đa của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại nhằm chống việc lợi dụng khuyến mại để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ .
  • Quy định nghĩa vụ của thương nhân phải thông báo công khai các thông tin liên quan đến hoạt động khuyến mại mà mình thực hiện và cách thức thông báo cụ thể phù hợp với  từng hình thức khuyến mại nhằm tăng cường trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện khuyến mại, tạo sự minh bạch trong hoạt động khuyến mại, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng (Điều 97).

4.2. Quảng cáo thương mại

  • Khẳng định rõ khái niệm quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại (Điều 102) và kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại (Điều 104).
  • Quy định cụ thể về quyền thực hiện quảng cáo thương mại, theo đó mọi thương nhân hoặc chi nhánh của thương nhân đều có quyền trực tiếp hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng cáo thương mại cho mình (Điều 103). Văn phòng đại diện của thương nhân không có quyền này.
  • Quy định về quảng cáo thương mại bị cấm nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, của các thương nhân khác và duy trỡ mụi trường cạnh tranh lành mạnh (Điều 109).

4.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

  • Quy định cụ thể về quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Theo đó mọi thương nhân và chi nhánh thương nhân đều có quyền trực tiếp tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh (Điều 118). Riêng Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động này trừ việc trưng bày giới thiệu tại trụ sở của mình và chỉ được ký hợp đồng thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày thực hiện cho thương nhân mà mình đại diện khi có uỷ quyền.
  • Quy định về cấm trưng bày hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa, dịch vụ của mình (Điều 123). Tuy nhiên, Luật cho phép trưng bày so sánh nếu hàng hóa của thương nhân khác là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

4.4. Hội chợ, triển lãm thương mại

  • Quy định rõ quyền tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại của thương nhân, Chi nhánh và Văn phòng đại diện của thương nhân tương tự như đối với hoạt động quảng cáo thương mại và trưng bày giới thiệu hàng hóa. Tuy nhiên, có một điểm bổ sung là thương nhân nước ngoài được trực tiếp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (Điều 131).
  • Quy định quản lý đối với việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước (Điều 132-133).
  • Quy định về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và việc bán, tặng hàng hóa, dịch vụ đó trong và sau hội chợ, triển lãm thương mại (Điều 136-137).

5. Chương V – Các hoạt động trung gian thương mại

Chương này gồm 4 mục, quy định về đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại.

5.1. Đại diện cho thương nhân

Luật quy định khá cụ thể về hợp đồng đại diện (Điều 142), phạm vi đại diện (Điều 143), thời hạn đại diện (Điều 144), quyền hưởng thù lao đại diện (Điều 147), quyền cầm giữ (Điều 149), nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145) và nghĩa vụ của bên giao đại diện (Điều 146). Các quy định này thực chất là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện tính chất tư của Luật Thương mại một cách rất rõ rệt.

5.2. Môi giới thương mại

Luật quy định về nghĩa vụ của bên môi giới thương mại (Điều 151), nghĩa vụ của bên được môi giới (Điều 152), quyền hưởng thù lao môi giới (Điều 153) và thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới (Điều 154). Cũng như chế định về đại diện cho thương nhân, các quy định về môi giới thương mại thực chất cũng là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân nên gần như không cần hướng dẫn dẫn thêm.

5.3. Uỷ thác mua bán hàng hóa

Luật quy định về bên nhận uỷ thác (Điều 156), bên uỷ thác (Điều 157), hàng hoá uỷ thác (Điều 158), hợp đồng uỷ thác (Điều 159), quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác (Điều 162-163), quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác (Điều 164-165). Cũng như hai chế định trên, chế định uỷ thác mua bán hàng hoá cũng là việc thừa nhận các quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây cũng là lĩnh vực thể hiện tính chất tư của Luật Thương mại rất rõ rệt.

5.4. Đại lý thương mại

6. Chương VI – Một số hoạt động thương mại cụ thể khác

Chương này gồm 8 mục, quy định về gia công trong thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; dịch vụ logistics; quỏ cảnh hàng hóa qua lónh thổ Việt Nam và dịch vụ quỏ cảnh hàng hóa; dịch vụ giỏm định; cho thuê hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

6.1. Gia công trong thương mại

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

6.2. Đấu giá hàng hoá

Đấu giá hàng hoá là hình thức công khai để chọn người mua. Trong tiến trình đấu giá, những người muốn mua tham gia trả giá theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất là người được mua tài sản bán đấu giá.

6.3. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ

Quy định về đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 gồm những nội dung chính sau:

  • Thứ nhất, mở rộng khái niệm đấu thầu trong thương mại bao gồm đấu thầu hàng hóa và đấu thầu dịch vụ (Điều 214).
  • Thứ hai, xác định rõ những hoạt động đấu thầu trong mua sắm có sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc từ Nhà nước (bao gồm mua sắm công, mua sắm của doanh nghiệp nhà nước) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
  • Thứ ba, do quy định về đấu thầu trong hoạt động thương mại chủ yếu là do thương nhân thực hiện và không áp dụng cho hoạt động đấu thầu trong mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc Nhà nước, vì vậy những quy định về đấu thầu trong Luật được xây dựng theo nguyên tắc tăng cường quyền tự chủ của thương nhân và đơn giản hóa các quy định về thủ tục, giấy tờ phải thực hiện trong quá trình đấu thầu.

Khác với mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nói chung, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là một tiến trình mua hàng hóa, dịch vụ theo một quy chế riờng biệt nhằm chọn lựa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo những yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, giỏ cả và những yêu cầu khác của bên mua hàng. Nói một cách khác, đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế- kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

6.4. Dịch vụ logistics

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bói, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bỡ, ghi ký mó hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liờn quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ logistic.

6.5. Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Quá cảnh hàng hóa qua lónh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa được quy định tại Mục 5 Luật Thương mại trên cơ sở luật hóa những quy định về quá cảnh hàng hóa hiện hành và phù hợp với nguyên tắc của WTO (Điều 5 GATT 1994).

Một số quy định cơ bản trong Luật gồm:

  • Khẳng định quyền tự do quá cảnh trong hoạt động thương mại quốc tế. Tất cả hàng hoá mà nhà nước không cấm của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lónh thổ Việt Nam (trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép) và hàng hoá đó chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu và cửa khẩu xuất khẩu. Nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hoá qua lónh thổ Việt Nam phải thuờ thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện.
  • Đưa ra một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hoá.
  • Quy định một số vấn đề liên quan đến quá cảnh như hàng hóa quá cảnh, tuyến đường quá cảnh, thời gian và thủ tục quá cảnh phù hợp với các điều ước quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở những quy định này, Chính phủ sẽ ban hành những quy định cụ thể.

6.6. Dịch vụ giám định

6.7. Cho thuê hàng hóa

Đây là hoạt động thương mại được bổ sung mới vào Luật Thương mại năm 2005. Thực tế hoạt động thương mại hiện nay cho thấy, cho thuê hàng hóa là một hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến nhưng pháp luật thương mại hiện hành lại chưa có quy định cụ thể điều chỉnh với tính chất là một hoạt động thương mại. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng chỉ đưa ra những quy định chung về hợp đồng cho thuê tài sản và chưa đủ để điều chỉnh hoạt động cho thuê hàng hóa trên thị trường, vì nguyờn tắc của Bộ luật dõn sự năm 2005 là chỉ quy định những vấn đề chung về hợp đồng cũng những hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ do luật chuyên ngành điều chỉnh.

Do đó, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung quy định về hoạt động cho thuê hàng hóa với 15 điều. Những quy định về cho thuê hàng hoá này là khá tương đồng với các quy định tại Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), và Luật Hợp đồng Trung Quốc. Đây là những quy định được đánh giá là khá chuẩn mực về hoạt động thương mại này.

6. 8. Nhượng quyền thương mại

Hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Mục 8 Chương VI Luật Thương mại năm 2005, bao gồm các nội dung cơ bản như khái niệm về nhượng quyền thương mại (Điều 284); hợp đồng nhượng quyền thương mại (Điều 285); quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền (Điều 286 – 289); nhượng quyền lại cho bên thứ ba (Điều 290); đăng ký nhượng quyền thương mại (Điều 291).

Với các nội dung như trên, Luật Thương mại năm 2005 chỉ mới quy định ở mức độ hết sức cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, những quy định này là hết sức cần thiết để Chính phủ có cơ sở quy định chi tiết về trách nhiệm cung cấp thông tin và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

7. Chương VII – Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại

Chương này gồm 2 mục, quy định về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại.

7.1. Chế tài trong thương mại

Luật chia hành vi vi phạm hợp đồng làm hai loại, vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Việc đưa ra khái niệm về hai loại vi phạm này là cơ sở quan trọng để quyết định việc áp dụng các chế tài trong thương mại. Quy định này là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn hoạt động thương mại của Việt Nam

7.2. Giải quyết tranh chấp trong thương mại

8. Chương VIII – Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại

Chương này quy định về hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, việc thi hành quyết định xử phạt hành chính và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính. Những nội dung cụ thể về xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại sẽ được các văn bản dưới Luật quy định chi tiết phù hợp với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

9. Chương IX – Điều khoản thi hành

Chương này chỉ có hai điều, quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Luật thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.