Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 2023
Tranh chấp về thừa kế tài sản tiềm ẩn nguy cơ gây mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ đồng thời khiến cho những người hưởng di sản không nhận được phần di sản thừa kế của mình. Luật Trí Nam hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản nhanh nhất để mọi người tham khảo.
Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất là thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất là di sản của người đã chết cho người được quyền hưởng di sản thừa kế. Trong đó:
1. Cách thức thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất gồm:
- Trường hợp không có tranh chấp: Thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất.
- Trường hợp có tranh chấp: Thực hiện thủ tục khởi kiện chia thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nơi có đất.
2. Thời điểm được khai nhận thừa kế: Khi người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết.
3. Quyền sử dụng đất là di sản khi:
- Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
- Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.
(Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/ 2004/NQ-HĐTP)
4. Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm:
- Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
- Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
- Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi nào?
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc phân chia di sản thừa kế đó là tôn trọng ý chí của người để lại di sản, tuy nhiên thực tế nhiều gia đình người hưởng di sản thừa kế không công nhận nội dung di chúc bởi họ cho rằng nội dung này bị làm giả, hoặc người để lại di sản bị chi phối khi lập di chúc. Luật Trí Nam nêu ví dụ trên để dẫn chứng cho mọi người thấy rằng tranh chấp di sản thừa kế có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi:
- Người hưởng di sản không đồng thuận trong việc lập văn bản thỏa thuận khai nhận di sản thừa kế.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Quyền sử dụng đất thừa kế được phân chia theo di chúc nhưng di chúc bị hư hỏng, hoặc không có giá trị.
- Di sản thừa kế đã được khai nhận nhưng người được hưởng di sản thừa kế vẫn khởi kiện để yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế.
Tòa án nhân nơi có đất sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, và trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng Tòa án sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn để giải quyết triệt để tranh chấp di sản thừa kế được thụ lý.
Luật sư về thừa kế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm
Công ty Luật Trí Nam chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất đảm bảo uy tín, hiệu quả cho khách hàng thuê, dùng dịch vụ. Nội dung công việc được luật sư về thừa kế thực hiện bao gồm:
- Tư vấn luật thừa kế đất đai, tài sản
- Tư vấn luật về cách chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, thủ tục tiến hành nhận thừa kế, phân chia tài sản thừa kế.
- Tư vấn luật về nhà đất (đất đai – nhà ở) liên quan đến tính hợp pháp, điều kiện nhận thừa kế, hồ sơ khai di sản thừa kế.
- Khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án
- Luật sư đại diện đàm phán giải quyết tranh cháp về thừa kế quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, bao gồm cả việc: Hỗ trợ tư vấn pháp luật trong cuộc họp gia đình.
- Luật sư đại diện thu thập thông tin, tài liệu về quyền sử dụng đất thừa kế, di chúc,… để giúp khách hàng giải quyết mâu thuẫn về thừa kế quyền sử dụng đất trong gia đình.
- Luật sư đại diện bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong việc khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án.
Ngay hôm nay quý khách hàng cần luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hãy liên hệ chúng tôi để được trợ giúp
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 114 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Nổi bật:
Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
“…Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.” (Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP)
Như vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.
Hòa giải thành tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nếu những người hưởng di sản thừa kế đồng thuận hòa giải thành thì vụ tranh chấp được kết thúc. Thủ tục khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất được tiến hành như sau:
- Với vụ tranh chấp đang được Tòa án thụ lý thì Toa án ra quyết định công nhận hòa giải thành cho các bên, quyết định của Tòa án được sử dụng để khai nhận di sản thừa kế.
- Với vụ tranh chấp chưa được Tòa án thụ lý thì các bên thực hiện lập văn bản khai nhận thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc UBND xã phường.
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Chúng tôi có kinh nghiệm đảm bảo giải quyết hiệu quả các tranh chấp cho khách hàng. Vì vậy, nếu quý vị cần luật sư hỗ trợ thì ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất mong được hợp tác.