Mẫu văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính

Văn bản ghi nhận thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng kinh tế đã ký thường được các bên lập thành hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Dưới đây là mẫu hợp đồng hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán hàng hóa – Một hợp đồng sử dụng nhiều trong đầu tư kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Số: …/…

I. BÊN BÁN (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN A):

1. Chủ thể hợp đồng là cá nhân: Họ và tên | Số CMTND | Địa chỉ

2. Chủ thể hợp đồng là công ty: Tên công ty | Mã số thuế | Đỉa chỉ | Đại diện

II. BÊN MUA (sau đây gọi là Bên B):

1. Chủ thể hợp đồng là cá nhân: Họ và tên | Số CMTND | Địa chỉ

2. Chủ thể hợp đồng là công ty: Tên công ty | Mã số thuế | Đỉa chỉ | Đại diện

Nguyên trước đây hai bên A và B có ký kết Hợp đồng mua bán số:.... Nay hai bên thỏa thuận sửa đổi, bổ sung Hợp đồng nêu trên với các nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Ghi cụ thể  nội dung thỏa thuận và các Điều, khoản cần sửa đổi, bổ sung.

ĐIỀU 2: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Trường hợp hợp đồng chính có công chứng, chứng thực thì về hình thức của hợp đồng sửa đổi, bổ sung cũng phải tuân theo. Nên các bên có thể thỏa thuận về lệ phí công chứng, lệ phí liên quan đến việc lập Hợp đồng này do bên nào chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

3. Các cam đoan khác.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hợp đồng này là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng mua bán số ... ngày ...

2. Các điều khoản khác của Hợp đồng mua bán số ... ngày ... không bị sửa đổi, bổ sung vẫn còn nguyên giá trị.

3. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

4. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này .

3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ:  

BÊN A                  BÊN B

Tham khảo:

>> Mẫu phụ lục hợp đồng

>> Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiểu đúng về việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung hợp đồng

✔ Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện nhiều lần, vào nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng.

✔ Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể thể hiện bằng một hợp đồng cụ thể, bằng một phụ lục hợp đồng hoặc một thỏa thuận dân sự độc lập giữa các bên ký kết hợp đồng.

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015

Tại Điều 241 Bộ luật dân sự 2015 quy định

“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

✔ Theo quy định này thì sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một sô điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. sửa đổi hợp đồng có một sô đặc điểm sau:

+ Là sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì, nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một sộ điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu Y iệc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng;

+ Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị, phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.

✔ Mặc dù sửa đổi hợp đồng là một trong các quyền của các bên trong hợp đồng, nhưng quyền này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Tức là, trong một số trường hợp, các bên không được sửa đổi hợp đồng. Ví dụ, theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: “Khi ngưòi thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hớp đồng, trừ trường hợp được ngưòi thứ ba đồng ý”.

✔ Trong một số trường hợp, việc sửa đổi hợp đồng không dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà do pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Ví dụ, theo quy định tại Điều 420 BLDS, việc sửa đổi hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:

+ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420;

+ Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;

+ Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thòi hạn hợp lý. Trong trưòng hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

✔ Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp đồng.

Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Thời điểm phát sinh hiệu lực của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính đã ký phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên thực hiện hợp đồng như sau:

✔ Thứ nhất, đối với hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm công chứng hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

✔ Thứ hai, đối với hợp đồng không công chứng thì thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm ký kết hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng liên quan đến sửa đổi, bổ sung hợp đồng

✔ Thực tiễn với vai trò Luật sư kinh tế, chúng tôi thấy rằng dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thường xảy ra là bên bị bất lợi khi triển khai hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Vì vậy phát sinh việc tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệu hại.

✔ Dạng tranh chấp thứ hai đó là thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng được giao kết vô hiệu không phát sinh nghĩa vụ cho các bên, từ đó bên có quyền lợi bị ảnh hưởng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình.

12 năm bào chữa, Luật sư Trí Nam luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Vì vậy khi Quý vị gặp vướng mắc thì ngay hôm nay hãy liên hệ ngay Luật sư để được trợ giúp.

Tham khảo: Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế