Bảng lương là gì? Mẫu bảng lương mới nhất

  • Bảng lương là danh sách được lập bởi doanh nghiệp tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…trong một thời gian nhất định. Số thu nhập mà người lao động được hưởng được ghi trong bảng lương đều dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.
  • Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch. Vì vậy hình thức này chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, còn với những doanh nghiệp ngoài nhà nước thì thực hiện những quy định chi trả tiền lương theo quy định riêng của đơn vị.

Mẫu bảng lương cá nhân mới nhất

Tải: Mẫu bảng lương cá nhân

Bảng lương cá nhân thường có các nội dung sau:

  • Tổng thu nhập
  1. Lương cơ bản
  2. Lương hiệu quả
  3. Lương làm thêm giờ
  4. Các khoản cộng lương
  5. Các khoản trừ lương
  6. Phụ cấp điện thoại
  7. Phụ cấp ăn ca
  8. Công tác phí
  • Các khoản trừ vào lương
  1. Bảo hiểm xã hội (8%)
  2. Bảo hiểm y tế (1,5%)
  3. Bảo hiểm thất nghiệp (1%)
  4. Truy thu
  5. Thuế Thu Nhập Cá Nhân
  • Tổng Số Tiền Lương Nhận Được

Mẫu bảng lương công nhân mới nhất

Doanh nghiệp, tổ chức lập bảng lương theo mẫu dưới đây

Tải: Mẫu bảng lương công nhân (Excel)

Mẫu bảng lương công nhân thường được tích hợp sẵn trong các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay để doanh nghiệp, tổ chức dễ nhập liệu và sử dụng. Theo quy định thì bảng kê trả lương cho người lao động phải ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có) (khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019)

Như vậy, bảng lương công nhân cấp cho người lao động sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin cá nhân của người lao động bao gồm: họ và tên, mã nhân viên, bộ phận làm việc, chức vụ,…

- Số ngày làm việc, ngày nghỉ có lương, ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng.

- Số tiền lương theo chức danh đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

- Các khoản trợ cấp, phụ cấp.

- Số tiền thưởng.

- Các khoản đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đoàn phí công đoàn (nếu tham gia công đoàn).

- Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về bảng lương cá nhân và bảng lương công nhân. Hy vọng các quy định được trích dẫn sẽ hữu ích cho quý khách hàng tham khảo và áp dụng pháp luật.

Nổi bật

+ Tra cứu bảng lương công chức 2023

+ Mẫu nội quy lao động công ty

+ Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp