Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp 2023 thế nào?
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền được hưởng khi thất nghiệp sau khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, vì vậy khi bạn muốn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tham khảo ngay hướng dẫn cách thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và cách chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp của Công ty Luật Trí Nam.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2023 bao nhiêu?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023 được quy định như sau:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa được hưởng:
- Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Không quá 7.450.000 đồng) hoặc;
- Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (Không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV).
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
- Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định sa thải.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
(Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP)
Bước 2: Liên hệ Trung tâm dịch vụ việc làm để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được chọn thực hiện tại bất kỳ trung tâm việc làm nào miễn sao thuận tiện đi lại cho bản thân. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (người lao động) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động.
- Trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời điểm tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT.
- Hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Ví dụ: Ngày 01/02/2023 người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Ngày 20/02/2023 trung tâm dịch vụ việc làm ra Quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Ngày bắt đầu tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 16/02/2023
- Ngày chi trả Trợ cấp thất nghiệp tháng đầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội: Từ 20 – 25/02/2023
- Ngày chi trả Trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2: Từ 16/02 – 27/03/2023
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian:
- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Lưu ý: Bộ luật lao động 2019 bỏ hợp đồng thời vụ nên khi xác định thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần xem xét lại loại hợp đồng lao động mình đã ký.
- Hợp đồng lao động bị chấm dứt không thuộc các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Đây là bốn điều kiện cần đáp ứng khi làm bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.
Được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian nào?
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.
Trường hợp người lao động không thể nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nếu người lao động thuộc một trong những trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản, có xác nhận của cơ sở y tế đủ thẩm quyền.
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà người lao động chưa nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thì được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp sẽ được bảo lưu và làm căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.
Cách tính mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 60% X Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013)
- Trong đó thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 - 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp
- Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
- Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng.
Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Người lao động có quyền liên hệ bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm nào để đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện theo quy định.
- Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị - xã hội thành lập;
Danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội bao gồm:
- Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội điểm Yên Hòa
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 37.822.806 - Máy lẻ: Lễ tân 303, Tiếp nhận hồ sơ 438, Trả kết quả 432, Tiếp nhận Thông báo tìm kiếm việc làm 399 & 194.
Email: bhtn.yh@gmail.com.
- Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội điểm Hà Đông
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.829.082.
Email: hadong.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Nam Từ Liêm
Địa chỉ: Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.123.085.
Email: namtuliem.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm
Địa chỉ: Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.161.465.
Email: gialam.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn
Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh).
Điện thoại: (024) 22.468.928.
Email: bhtn.ss@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Long Biên
Địa chỉ: Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.
Điện thoại: 024.32161469.
Email: bhtn.lb@gmail.com.
- Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Thường Tín
Tầng 2 Nhà điều hành điểm đỗ xe bus trung tâm huyện Thường Tín
Địa chỉ: Số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.66.88.06.
Email: thuongtin.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh - Trung tâm hành chính huyện Mê Linh
Địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Điện thoại: (024)32.161.578.
Email: melinh.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Quỹ đất huyện Ứng Hòa
Địa chỉ: Số 59 phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Điện thoại: (024)33.212.233.
Email: unghoa.bhtn@gmail.com.
- Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 666.3.81.48.
Email: bhtn.da@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì
Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 666.3.44.11.
Email: bhtn.st@gmail.com.
- Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội
Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.222.458.
Email: phuxuyen.bhtn@gmail.com.
- Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Hoài Đức
Tầng 1 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Hoài Đức
Địa chỉ: Khu 6 Thị trấn trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 320.055.12.
Email: hoaiduc.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đan Phượng
Địa chỉ: Số 101 phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.878.099.
Email: danphuong.bhtn@gmail.com.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất
Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.222.735
- UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây
Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.2979.223
Thời điểm nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu hồ sơ nộp hợp lệ, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc. Sau đó gửi quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
Kinh nghiệm làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người lao động phải thông báo về việc đang thực hiện tìm kiếm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp dưới đây:
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc các trường hợp:
+ Nam từ đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở lên.
+ Nghỉ dưỡng thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Bị bệnh phải điều trị dài ngày có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Đang hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 3 tháng.
+ Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc các trường hợp:
+ Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
+ Ảnh hưởng hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh, có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
+ Cha/mẹ/vợ/chồng/con của người lao động chết, người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
Trên đây là chi tiết hướng dẫn về điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cùng quy trình thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động cần nắm vững quy định này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bản thân.
Nổi bật: