Đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền có được không?
Hủy hợp đồng ủy quyền giúp chấm dứt thẩm quyền đại diện của bên ủy quyền trong việc thực hiện công việc được ủy quyền. Muốn đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền bạn cần lưu ý những quy định pháp luật sau:
Quy trình đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền
Theo Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:
“1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có”
Như vậy, quy trình đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền như sau:
- Bước 1: Thông báo đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền cho bên được ủy quyền.
- Bước 2: Xác định khoản thù lao cần thanh toán cho bên được ủy quyền.
- Bước 3: Thông báo cho người có liên quan đến nội dung ủy quyền.
Đây là quy trình thông thường cần thực hiện khi muốn đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền. Tuy vậy hợp đồng ủy quyền thì chỉ bị chấm dứt hay bị hủy bỏ khi việc hủy bỏ hợp đồng ủy quyền là đúng thỏa thuận hoặc đúng quy định pháp luật. Do đó quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015 Luật Trí Nam không áp dụng cho trường hợp:
- Hợp đồng ủy quyền được công chứng.
- Hợp đồng ủy quyền thỏa thuận không hủy ngang.
Tham khảo: Hủy bỏ hợp đồng ủy quyền công chứng
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi nào?
Thực tế có nhiều trường hợp bên ủy quyền cho rằng mình đã hủy bỏ hợp đồng ủy quyền, nhưng bên được ủy quyền thì lại có quan điểm đối lập đó là hợp đồng ủy quyền này không được hủy bỏ nên họ vẫn có quyền tiếp tục thực hiện công việc theo ủy quyền Ví dụ: Ông A ủy quyền cho Ông B thay mặt cho thuê nhà và thu tiền thuê nhà. Ông B vì cho rằng hợp đồng ủy quyền vẫn có giá trị nên vẫn yêu cầu bên thuê nhà thanh toán tiền thuê nhà cho mình.
Theo Luật Trí Nam khi sự việc này xảy ra thì các bên cần cẩn trọng rà soát xem hợp đồng ủy quyền đã được chấm dứt chưa? Trước khi có các hành vi tiếp theo. Đây cũng là dạng tranh chấp hợp đồng ủy quyền phổ biến hiện nay.
Theo Luật Trí Nam hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
- Hợp đồng đã được hoàn thành;
- Theo thỏa thuận của các bên;
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này (Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản);
- Trường hợp khác do luật quy định.
Trong đó: Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của một bên chỉ làm hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi nó đúng theo thỏa thuận hoặc đúng quy định pháp luật.
Trên đây là các chia sẻ của Luật Trí Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Chúng tôi nhận giải quyết các tranh chấp về ủy quyền uy tín cho cá nhân, tổ chức. Quý khách hàng cần luật sư hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Tham khảo