Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn ở đâu?
Thẩm quyền cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy vệ sinh ATTP) của nhà hàng, quán ăn hiện nay thuộc Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc UBND quận huyện. Luật Trí Nam chuyên dịch vụ giấy phép vệ sinh ATTP xin hướng dẫn để Quý khách hàng nắm bắt.
Thẩm quyền của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm có quyền hạn cấp giấy phép đối với Công ty hoặc Hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong đó:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội: Địa chỉ: 35 P. Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh: 18 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ví dụ: Bạn mở nhà hàng lẩu nướng có sức bán 300 suất/ ngày phải xin GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thẩm quyền của Phòng y tế - Ủy ban nhân quận:
Đây là có quan có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng, quán ăn có quy mô nhỏ. Trong đó:
- Phòng y tế quận Đống Đa: 59 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Phòng y tế quận Hai Bà Trưng: số 33 Đại Cồ Việt, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Phòng y tế quận Hoàng Mai: 5 P. Bùi Huy Bích, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Phòng y tế quận Cầu Giấy: Số 10 Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Phòng y tế quận Thanh Xuân: Ngõ 134 phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Phòng Y tế quận Ba Đình: Số 4, Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Ví dụ: Bạn mở quán bia nhỏ có cung cấp đồ ăn, uống thì phải liên hệ Phòng y tế UBND quận nơi mở nhà hàng để xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Trường hợp quán ăn được miễn xin giấy phép gồm
- Quán ăn quy mô nhỏ lẻ;
- Quán ăn bán đồ ăn lưu động;
- Quán ăn bán đồ ăn bao gói sẵn.
- Quán ăn đường phố khác;
(Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Trong trường hợp không thuộc diện phải xin giấy phép, cơ sở kinh doanh ăn uống vẫn phải ký cam kết chấp hành đúng các quy định mà Luật an toàn thực phẩm đã ghi nhận. Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử phạt tương tự với các cơ sở kinh doanh khác.
Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
(Điều 5 Luật an toàn thực phẩm)
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn. Hy vọng các chia sẻ sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật.
Tham khảo: