Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng bao gồm:

Quy định theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

  • Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
  1. Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định;
  2. Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  • Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Quy định theo Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Quy định theo Điều 29 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Quy định theo Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm như sau:

  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất

Như vậy chủ nhà hàng cần đáp ứng điều kiện về ATTP theo quy trình sau:

  • Bước 1: Thuê địa điểm lập nhà hàng và thiết kế bố trí trang thiết bị đúng theo tiêu chuẩn đã nêu.
  • Bước 2: Đăng ký cấp GCN hộ kinh doanh cho nhà hàng dự kiến kinh doanh.
  • Bước 3: Chuẩn bị mua nguyên vật liệu thực phẩm, tuyển dụng nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn đã nêu.
  • Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định.

Đây cũng là quy trình chung áp dụng cho thủ tục mở nhà hàng, quán ăn hiện nay. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm nên khi hết thời hạn chủ nhà hàng phải xin cấp lại giấy phép này theo đúng quy định.

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam quy định về vệ sinh ATTP trong nhà hàng, quán ăn hiện nay. Luật Trí Nam nhận dịch vụ làm trọn gói giấy phép để mở nhà hàng, quán ăn cho khách hàng có nhu cầu. Quý vị cần hỗ trợ ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi.

Tham khảo:

+ Thủ tục mở nhà hàng, quán ăn

+ Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng