Mẫu hợp đồng điện tử có nội dung quan trọng nào?

✔  Bản chất của hợp đồng điện tử chỉ thay đổi phương thức thiết lập hợp đồng, không thay đổi quy định về nội dung của mỗi loại hợp đồng nên nội dung hợp đồng điện tử được quy định như các hợp đồng truyền thống.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa điện tử có các nội dung: Chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…

✔  Ngoài ra, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có những điểm khác biệt:

+ Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, trong hợp đồng điện tử còn đảm bảo đầy đủ các thông tin địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax

+ Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.

+ Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

+ Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

✔  Điều 66 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể tức là không cấm việc xác lập hợp đồng thông qua các phương thức điện tử.

✔  Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

✔  Tại Điều 14 Luật Giao dịch điện tử cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Khi tìm hiểu về hợp đồng điện tử quý vị cũng cần hiểu rõ bản chất của hai khái niệm: Hợp đồng điện tửHợp đồng được xác lập qua các phương tiện giao dịch điện tử như email, zalo,... Bởi hợp đồng điện tử được quy định chi tiết quy trình ký, xác lập hợp đồng cho các đối tượng cụ thể theo Luật.

Tham khảo: Hợp đồng giao kết qua email có giá trị không?

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử khi xác lập phải đảm bảo các điều kiện sau:

✔  Hợp đồng được giao kết bởi các chủ thể có năng lực hành vi dân sự.

✔  Việc giao kết hợp đồng tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc, không bị nhầm lẫn và đây là giao dịch thật, không giả tạo.

✔  Nội dung của hợp đồng điện tử không trái luật, nội dung hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu.

✔  Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau.

Luật sư Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư tư vấn làm rõ hiệu lực pháp lý của hợp đồng trong đầu tư kinh doanh, dân sự để khách hàng hiểu về quyền, nghĩa vụ phải làm theo thỏa thuận hợp đồng đã ký. Chúng tôi nhận đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng uy tín đối với hợp đồng điện tử với luật sư dày kinh nghiệm đánh giá chứng cứ hợp pháp hình thành trong giao dịch điện tử nên luôn đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ. Thông tin liên hệ luật sư Quý vị hãy gọi tới 0934.345.745 - 0904.588.557 để được trợ giúp.

Tham khảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hướng dẫn ký hợp đồng điện tử chính xác

Để đảm bảo quy trình giao kết hợp đồng điện tử hợp pháp các bên cần lưu ý những điểm sau:

✔  Hợp đồng điện tử được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ Được xác thực chữ ký điện tử.

✔  Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

+ Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

- Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;

- Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

+ Thời điểm, địa điểm nhận thông điện dữ liệu trong hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

- Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;

- Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

 

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

✔  Về nguyên tắc, các bên tham gia có quyền thoả thuận phương tiện điện tử trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng. Ví dụ như: Các bên tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng; Tự do giao kết nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội…

✔  Ngoài ra, khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Những chia sẻ của Luật sư Trí Nam hy vọng sẽ hữu ích cho Quý vị trong việc tìm hiểu về hợp đồng điện tử. Các loại hợp đồng điện tử có thể sớm trở thành xu hướng chung trong thời đại công nghệ hiện đại hóa với tính chất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng. Quý khách hàng cần luật sư tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng hãy liên hệ Luật sư ngay hôm nay theo số 0934.345.745 - 0904.588.557.

Chúng tôi rất mong được đồng hành với Quý khách hàng trong công việc.

Tham khảo: Dịch vụ tư vấn hợp đồng