Quy định về hợp đồng gia công hàng hóa cần biết

✔  Quy định về nghĩa vụ của bên đặt gia công

1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

3. Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

✔  Quy định về quyền của bên đặt gia công

1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.

2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

✔  Quy định về nghĩa vụ của bên nhận gia công

1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.

4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

✔  Quy định về quyền của bên nhận gia công

1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.

2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

✔  Quy định về trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công hàng hóa

1. Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

Đây là các nội dung cơ bản để người soạn thảo hợp đồng hiểu bản chất của quan hệ đặt gia công hàng hóa, từ đó soạn thảo một hợp đồng gia công hàng hóa hợp pháp.

Tham khảo:

>> Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế

>> Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa

Luật sư Trí Nam với 12 năm kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế uy tín tại Miền Bắc nhận soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa đảm bảo: Nhanh - Chặt chẽ - Phí cạnh tranh. Hợp đồng được luật sư soạn thảo ngoài đảm bảo giá trị pháp lý còn thuận tiện cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng bởi kinh nghiệm lâu năm của luật sư trong việc tư vấn hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngay hôm nay quý khách hàng cần báo giá soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa hãy liên hệ luật sư theo số 0934.345.745 để được trợ giúp

Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế

Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa thông dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA

(Số: ……………./HĐGCHH)

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm 2021, Tại ………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: (Bên đặt gia công)

CÔNG TY

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………………

Tài khoản số: …………………………………………………………………………

Do ông (bà): ………………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………… làm đại diện.

Bên B (Bên nhận gia công)

CÔNG TY

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………

Tài khoản số: …………………………………………………………………………………

Do ông (bà): …………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………… làm đại diện.

Hai bên thống nhất thỏa thuận với nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU  1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất:

1.2. Quy cách phẩm chất:

ĐIỀU 2: NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ

2.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gốm:

a) Tên từng loại ……… Số lượng ……….. Chất lượng …

b) Thời gian giao ……………… Tại địa điểm: ……

c) Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.

2.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

a) Tên từng loại  …………………… Số lượng …………….. Đơn giá (hoặc Quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn) ……………

b) Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: ………

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

ĐIỀU 5: THỜI GIAN SẢN XUẤT VÀ GIAO SẢN PHẨM

5.1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày: …………………

Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất  (nếu cần).

Thời gian giao nhận sản phẩm: …………

5.2. Nếu giao theo đợt thì:

a) Đợt 1: Ngày …………… địa điểm ………………

b) Đợt 2: Ngày …………… địa điểm ……………

c) Đợt 3: Ngày …………... địa điểm ………………

Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là ……………

Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí ………………

ĐIỀU 5: CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG (Nếu có)

ĐIỀU 6: THANH TOÁN

Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.

Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ……………………

ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

7.1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…)

7.2. Vi phạm số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời ………………………………………………………

7.3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: Bị phạt tới ……… %  giá trị hợp đồng.

7.4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Bồi thường theo tỉ lệ lãi xuất lãi xuất ngân hàng v.v…..

ĐIỀU 8: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

8.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).

8.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được thì mới khiếu nại ra Tòa án.

ĐIỀU 9: CÁC THỎA THUẬN KHÁC (Nếu có)

ĐIỀU 10: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……………………………. đến ngày ……………………………...

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ……… ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A           ĐẠI DIỆN BÊN B

Tham khảo: Tư vấn sửa đổi bổ sung hợp đồng