Cách đánh số, ký hiệu phụ lục hợp đồng 2023
Chọn ký hiệu phụ lục hợp đồng đúng, đánh số phụ lục hợp đồng chuẩn giúp phòng tránh việc phụ lục hợp đồng không có giá trị sau khi xác lập. Luật sư Trí Nam hướng dẫn: Cách ghi ký hiệu phụ lục hợp đồng và cách đánh số phụ lục hợp đồng để quý khách hàng tham khảo.
Như chia sẻ của Luật sư Trí Nam khái niệm phụ lục hợp đồng trong các bài viết trước thì: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.”
Do đó ngoại trừ các hợp đồng đặc thù được quy định riêng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như hợp đồng hợp tác kinh doanh trong luật đầu tư 2020, hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019,...thì:
Ký hiệu phụ lục hợp đồng đặt thế nào cho đúng?
Bên đề xuất hợp đồng nên thống nhất ký hiệu phụ lục hợp đồng cho khoa học khi hợp đồng chính ký kết sẽ phải lập nhiều phụ lục hợp đồng để chi tiết, bổ sung, sửa đổi hợp đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hợp đồng chính là hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng thỏa thuận khung cho việc mua bán, cung ứng dịch vụ. Khi đó ký hiệu thông thường của phụ lục sẽ tuân theo cấu trúc sau
“Số phụ lục” -> “Mục đích lập - Năm giao kết” -> “Ký hiệu khác”
Ví dụ: “PL01/BS-20.../MR-WC” là phụ lục số 01 để bổ sung hợp đồng giữa MR và WC
Hoặc “PL01/20.../BS-HĐ210” hoặc “01/20.../PLHĐ210” là phụ lục 01 để bổ sung hợp đồng số 210
Quý vị lứu ý là ghi nhận hợp đồng chính quan trọng hơn ký hiệu để nhận biết chủ thể hợp đồng bởi nhiều trường hợp các doanh nghiệp ký và triển khai nhiều hợp đồng trong cùng một thời điểm.
Tham khảo: Mẫu phụ lục hợp đồng
Cách đánh số phụ lục hợp đồng đúng quy định
Pháp luật không quy định “đánh số phụ lục hợp đồng” là một trong các điều kiện phát sinh giá trị của phụ lục hợp đồng, ví dụ: Hợp đồng lao động chỉ được lập một phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế có những tình huống sau khiến luật sư kiến nghị nên đánh số phụ lục theo thứ tự tăng dần trong soạn thảo hợp đồng
- Trường hợp hợp đồng được điều chỉnh bởi nhiều phụ lục hợp đồng nhưng các phụ lục được các bên thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực cụ thể chứ không phát sinh hiệu lực kể từ ngày ký kết. Khi đó số phụ lục logic sẽ giúp cơ quan tài phán hiểu được ý chí của các bên trong đàm phán, thực hiện hợp đồng để đưa ra kết quả giải quyết tranh chấp công bằng.
- Trường hợp có phụ lục hợp đồng do lập trái với hợp đồng chính mà không có giá trị thì thông qua số phụ lục được đánh tăng dần sẽ giúp nhận biết nhanh việc có áp dụng hay không áp dụng nội dung phụ lục vào giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.
- Và đương nhiên, khi trao đổi theo cách gọi phụ lục số 1, phụ lục số 2 sẽ dễ nhớ và tiện trao đổi hơn phụ lục ngày 10/10 và phụ lục ngày 20/10 rồi.
Một số chia sẻ của Luật sư hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong soạn thảo hợp đồng. Chúc quý vị thành công.
Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế