Vướng mắc giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc khi mua bán
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm trong một thời hạn nhất định cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015). Vậy khi phát sinh tranh chấp về thỏa thuận đặt cọc, tranh chấp hợp đồng đặt cọc thì việc giải quyết tranh chấp đặt cọc thường gặp những khó khăn gì? Hãy cùng luật sư Trí Nam tìm hiểu.
Nhận biết các dạng tranh chấp tiền đặt cọc trong thực tiễn
Nhận cọc rồi phá cọc là quyết định của một trong các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc khi không muốn tiến tục thực hiện việc giao kết, thực hiện hợp đồng đã ký. Do đó các dạng tranh chấp khá đa dạng, ví dụ:
✔ Tranh chấp phát sinh do các bên không công nhận thỏa thuận đặt cọc
Các bên ký kết hợp đồng đặt cọc cho rằng thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng đặt cọc đã ký không có giá trị hoặc vô hiệu
✔ Tranh chấp phát sinh do các bên cố tình phá cọc vì không tiếp tục thực hiện việc mua bán
Dạng tranh chấp thứ hai này khá phổ biến, nhưng khi phá cọc bên vi phạm lại cố tình chốn tránh nghĩa vụ trả tiền cọc, phạt cọc. Vậy, bạn nên làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Tham khảo: Quy định về hợp đồng đặt cọc
Phạt cọc, đền cọc như thế nào là đúng pháp luật
Trước tiên, luật sư Trí Nam chia sẻ quy định về việc xử lý hành vi vi phạm thỏa thuận đặt cọc để quý vị tham khảo. Bởi cái đúng là căn cứ để các bên làm cơ sở đàm phán sẽ hiệu quả và phòng tránh trầm trọng hóa tranh chấp gặp phải.
-
Quy định về phạt cọc trong Bộ luật dân sự 2015
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
-
Mục I.1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân Tối cao:
a) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc;
b) Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc;
c) Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc vô hiệu làm hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu khi đặt cọc đó vô hiệu;
d) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục I.1 này, nếu cả hai cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp có thỏa thuận đặt cọc mà xảy ra tranh chấp thì đều có chế tài phạt cọc. Chỉ những trường hợp thuộc một trong hai điểm a và c như trên và không thuộc trường hợp hai bên cùng có lỗi hoặc không thuộc trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan thì mới thực hiện được chế tài phạt cọc theo quy định của pháp luật.
-
Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan
Tham khảo tại: Toàn văn Án lệ số 25/2018/AL
Vướng mắc khi giải quyết tranh chấp đặt cọc
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đặt cọc Luật sư nhận thấy một số vướng mắc thường gặp sau:
- Đặt cọc mua đất nền, mua căn hộ chung cư nhưng chủ đầu tư vi phạm tiến độ ký hợp đồng mua bán đất, mua bán căn hộ: Vi phạm đặt cọc dạng này khó giải quyết bởi người mua vẫn mong muốn tiếp tục mua đất, nhà.
- Đặt cọc thuê nhà nhưng hết thời hạn thuê bên chủ nhà cố tình không trả tiền đặt cọc: Tranh chấp dạng này bên chủ nhà ở thế mạnh vì họ thường có nhiều khoản chi phí cải tạo, sửa chữa nhà thuê để cấn trừ vào tiền cọc, hoặc cố tình vẽ đưa ra các lý do để không phải hoàn trả tiền cọc.
- Đặt cọc mua bán hàng hóa nhưng không mua được hàng chất lượng, không mua được đủ số lượng hàng mong muốn hoặc không mua được hàng: Tranh chấp dạng này rất nhiều, đặc biệt đến từ việc mua bán được xác lập đơn giản qua zalo, không rõ ràng dẫn đến không có nhiều căn cứ, chứng cứ để giải quyết khi có tranh chấp từ hợp đồng.
Công ty Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư trợ giúp thân chủ bảo vệ quyền lợi khi gặp tranh chấp đặt cọc, tranh chấp hợp đồng kinh tế uy tín tại Hà Nội. Thực tiễn có những vụ việc Luật sư đã (i) Giúp thân chủ buộc bên bán đất phải tiếp tục thực hiện việc mua bán dù họ muốn phá cọc, hủy bỏ việc mua bán; (ii) Giúp thân chủ đòi được tiền cọc trong việc mua bán hàng hóa, thuê nhà xưởng khi bên nhận cọc cố tình chiếm đoạt số tiền trên do thỏa thuận đặt cọc được xác lập quá sơ sài; (iii) Giúp thân chủ yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu để chấm dứt thỏa thuận trên mà không bị phạt cọc,... Quý khách hàng có mong muốn nhờ Luật Sư tư vấn và trợ giúp hãy liên hệ Luật Trí Nam ngay hôm nay theo số 0904.588.557. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.