Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?

Các trường hợp ủy quyền đều không phải công chứng ngoại trừ các trường hợp:

  • Ủy quyền định đoạt bất động sản.
  • Ủy quyền mang thai hộ
  • Ủy quyền đăng ký hộ tịch

Hợp đồng ủy quyền khi công chứng sẽ có giá trị không phải chứng minh (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu) khi sử dụng trong giao dịch dân sự hoặc làm chứng cứ khi giải quyết tranh chấp.

Công chứng ủy quyền cần những giấy tờ sau:

  • Bản gốc căn cước công dân có gắn chip
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền (Nếu chưa kết hôn thì cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)
  • Giấy tờ gốc liên quan đến nội dung được ủy quyền (Ví dụ: Ủy quyền mua bán đất cần có bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Quy trình công chứng ủy quyền bao gồm:

  • Bước 1: Liên hệ UBND xã hoặc VP công chứng
  • Bước 2: Hai bên xuất trình giấy tờ để công chứng viên kiểm tra và soạn thảo hợp đồng ủy quyền
  • Bước 3: Các bên ký, điểm chỉ vào hợp đồng ủy quyền.
  • Bước 4: Nộp lệ phí công chứng và nhận hợp đồng ủy quyền gốc

Mức thu lệ phí công chứng tại UBND là 20.000đ còn tại các VP công chứng thường khoảng 160.000đ tùy thuộc vào nội dung công chứng.

Công chứng ủy quyền vắng mặt được không?

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng do vậy việc vắng mặt của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền khi công chứng là không đúng quy định pháp luật. Trường hợp bạn không thể đến VP công chứng thì có thể sử dụng việc trả phí để yêu cầu công chứng viên hỗ trợ công chứng tại nhà theo quy định của văn phòng công chứng đưa ra.

Quy định về giá trị của văn bản công chứng

  • Giá trị thi hành của văn bản công chứng

Văn bản công chứng có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ký và đóng dấu mà không cần qua sự kiểm định của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác. Bởi thực chất khi thực hiện công chứng, bản thân văn bản công chứng đã được kiếm tra, thẩm định dưới một quy trình nghiêm ngặt của tổ chức hành nghề công chứng - tổ chức được nhà nước trao quyền trong hoạt động công chứng. Hợp đồng của gia đình bạn và khách hàng sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ký và đóng dấu. Công chứng viên đã thực hiện kiểm tra, thẩm định dưới một quá trình nghiêm ngặt và không cần phải qua thêm sự kiểm định của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác mới có hiệu lực.

  • Giá trị chứng cứ của tài liệu được công chứng

Pháp luật Việt Nam thừa nhận chức năng của công chứng viên về xác nhận tính xác thực của các văn bản đã công chứng. Về bản chất khi hợp đồng, giao dịch được công chứng nó sẽ có giá trị chứng cứ không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Có nghĩa là khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, văn bản công chứng sẽ không có giá trị thực hiện, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.Tuy nhiên một người muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu thì phải chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật. Nếu không chứng minh được  thì văn bản công chứng sẽ được công nhận là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án. Như vậy, vai trò phòng ngừa của Công chứng viên thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng đã củng cố chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó để đề phòng các tranh chấp về sau.

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam thủ tục công chứng ủy quyền. Chúc các bạn thành công.

Tham khảo:

+ Thủ tục thành lập công ty nhanh

+ Quy trình làm giấy phép lao động