Thủ tục chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp
Chuyển đổi khoản vay nước ngoài (Vốn vay, dư nợ vay) thành vốn góp thực hiện dự án đầu tư là quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trong việc tăng vốn góp thực hiện dự án do chuyển đổi dư nợ vay sang. Luật Trí Nam hướng dẫn chi tiết chuyển đổi khoản vay thành vốn góp để Quý doanh nghiệp tham khảo.
Thủ tục chuyển đổi khoản vay thành vốn góp bao gồm:
- Bước 1: Ký kết thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
- Bước 2: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư điều chỉnh trong việc tăng vốn góp từ dư nợ vay.
- Bước 3: Thay đổi vốn điều lệ công ty theo mức vốn góp mới.
- Bước 4: Thông báo việc thay đổi khoản vay tại Ngân hàng nhà nước.
Quy trình thực hiện chuyển đổi khoản vay thành vốn góp hiện nay hết khoảng 25 ngày trong đó chưa bao gồm thời gian cơ quan quản lý đầu tư yêu cầu công ty FDI báo cáo chi tiết việc chấp hành đúng quy định về vay trả nợ nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh quy định tại thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Công ty Luật Trí Nam nhận thực hiện trọn gói thủ tục chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp thực hiện dự án đầu tư do doanh nghiệp FDI đảm bảo nhanh, chính xác. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ ngay Luật sư chúng tôi để được hỗ trợ.
Điều kiện chuyển đổi khoản vay thành vốn góp dự án bao gồm:
- Khoản vay được hình thành hợp pháp, chấp hành đúng quy định về vay trả nợ nước ngoài quy định tại thông tư 12/2022/TT-NHNN.
- Dư nợ vay được hình thành đúng nội dung ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
- Được sự đồng thuận của bên vay và bên cho vay.
- Được cơ quan quản lý đầu tư chấp thuận cho phép chuyển đổi dư nợ vay theo khoản vay nước ngoài thành vốn góp thực hiện dự án đầu tư.
Khi chuyển đổi khoản vay nước ngoài doanh nghiệp FDI cần phải thỏa thuận rõ việc giải quyết các khoản tiền lãi suất vai, lãi chậm trả tiền hoặc các nghĩa vụ về tài chính hình thành từ khoản vay đã ký.
Thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp thế nào đúng?
Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành không có hướng dẫn cụ thể nào về quy trình thủ tục chuyển đổi vốn vay thành vốn góp cũng như không có quy định cấm hoạt động này của doanh nghiệp. Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp là một cách thức để tăng vốn điều lệ của công ty lên bằng với vốn điều lệ cũ cộng với khoản vay được chuyển đổi, điểm khác biệt là phần vốn này đã được doanh nghiệp đưa vào sử dụng dưới diện vốn kinh doanh từ trước đó.
Căn cứ khoản 2, Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN có quy định về các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài như sau:
“Điều 34. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
…”
Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy các bên hoàn toàn có thể thống nhất chuyển khoản vay thành vốn góp. Thỏa thuận chuyển đổi là một thỏa thuận dân sự nên các bên được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chuyển đổi sẽ dẫn tới bên đi vay sẽ hình thành tư cách cổ đông, thành viên góp vốn hoặc gia tăng thêm vốn góp trong doanh nghiệp nên bạn cần phải hoàn thiện một số thủ tục nhất định, gồm:
- Các bên cần lập văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản nợ thành vốn góp. Các văn bản này cần ghi nhận rõ thời điểm chuyển đổi, số tiền chuyển đổi, xử lý tiền lãi và tiền gốc hay lãi phạt trả chậm …, số tỷ lệ, số vốn góp mà bên đầu tư vốn sẽ sở hữu trong doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi.
- Các bên cần thông qua các thủ tục nội bộ của doanh nghiệp để thông qua, phê chuẩn bị bổ sung thành viên, cổ đông mới, thay đổi tỷ lệ nắm giữ phần vốn góp, thay đổi vốn điều lệ…
- Các bên cần thực hiện thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận cổ đông, thành viên góp vốn mới, ghi nhận tăng vốn góp, vốn điều lệ.
Về việc chuyển đổi vốn vay thành vốn góp thường gặp ở 1 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi vay vốn của công ty mẹ muốn chuyển đổi khoản vay trên thành vốn góp dự án và tăng vốn điều lệ công ty. Đối với những trường hợp này quy trình thủ tục như sau:
- Bước 1: Đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/TP.
- Bước 2: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty gồm thay đổi vốn điều lệ công ty.
- Bước 3: Thông báo về việc trả nợ bằng cổ phần/phần vốn góp với NHNN.
Doanh nghiệp lưu ý về thời hạn tất toán khoản vay và lãi vay để tránh quá thời hạn đăng ký với NHNN.
Đối với việc doanh nghiệp nói chung vay vốn của tổ chức cá nhân khác ngoài chủ sở hữu, để chuyển đổi vốn vay thành vốn góp quy trình thủ tục như sau:
- Bước 1: Thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở.
- Bước 2: Thông báo thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Công ty (nếu có) gồm thay đổi vốn đầu tư thực hiện dự án, thông tin của nhà đầu tư.
- Bước 3: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của Công ty gồm thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn, thông tin của thành viên/cổ đông.
- Bước 4: Thông báo về việc trả nợ bằng cổ phần/phần vốn góp với NHNN.
Luật Trí Nam với 15 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư FDI chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ tận tình quy trình thủ tục đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cần chuyển đổi vốn vay thành vốn góp. Thông tin liên hệ chúng tôi
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755
Email: hanoi@luattrinam.vn
Tham khảo
+ Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư