Vậy, Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Luật Trí Nam: Phụ lục hợp đồng là thỏa thuận xác lập việc bổ sung, diễn giải, thay đổi, chấm dứt các nội dung của hợp đồng chính.

Như vậy, có các loại phụ lục hợp đồng sau:

  • Phụ lục giải thích hợp đồng
  • Phụ lục bổ sung hợp đồng
  • Phụ lục điều chỉnh nội dung hợp đồng
  • Phục lục gia hạn hợp đồng

Căn cứ vào thỏa thuận thực tế mà chủ thể giao kết hợp đồng có thể ký thêm các phụ lục hợp đồng để điều chỉnh hợp đồng chính đã ký kết.

Hợp đồng có thể ký mấy phụ lục?

Pháp luật không giới hạn số lượng phụ lục hợp đồng, tuy nhiên không phải phụ lục hợp đồng nào cũng có giá trị sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính. Phụ lục hợp đồng khi có nội dung trái với hợp đồng chính thì không có giá trị.  

Phụ lục hợp đồng có giá trị thế nào?

Về giá trị của phụ lục hợp đồng trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, theo Luật sư Trí Nam

  • Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồng chính và được lập đồng thời với Hợp đồng chính: Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, hàng hóa, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,… theo như Hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
  • Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của Hợp đồng đã được lập trước đó: Phụ lục loại này thường là thay đổi các nội dung của Hợp đồng đã lập như: gia hạn hợp đồng, rút ngắn thời hạn Hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…

Nguyên tắc soạn thảo phụ lục hợp đồng

Soạn thảo phụ lục hợp đồng đảm bảo đúng nguyên tắc luật định sẽ giúp đảm bảo giá trị của phụ lục hợp đồng sau khi ký kết. Các nguyên tắc lập phụ lục hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

1. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng

Trong phụ lục hợp đồng, các bên có quyền tự do thỏa thuận thêm các điều khoản liên đến nội dung chính của hợp đồng trước đó.

Ví dụ, bên A và B cùng giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Sau đó, xuất phát từ nhu cầu của hai bên, A và B ký kết thêm phụ lục hợp đồng mô tả những điều kiện chất lượng phương tiện vận chuyển, thời gian vận chuyển. Theo đó, những điều khoản trong phụ lục vẫn phù hợp với nội dung của hợp đồng chính.

Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ tại Khoản 2 Điều 403 như sau:

“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Đối với những điều khoản trong phụ lục có chứa điều khoản trái với nội dung hợp đồng chính thì sẽ được coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi nếu các bên đều chấp thuận.

Lúc này, những điều khoản ký kết sau trong phụ lục được coi như điều khoản mang tính chất sửa đổi hợp đồng.

2. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng

Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng chính, đồng thời nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng, cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Trí Nam về phụ lục hợp đồng. Chúng tôi nhận dịch vụ soạn thảo hợp đồng uy tín cho khách hàng trong và ngoài nước. Quý vị cần hỗ trợ liên hệ Luật Trí Nam ngay hôm nay.

Tham khảo:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh

+ Dịch vụ soạn thảo hợp đồng