Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại uy tín
Hoạt động nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền kinh doanh với thương hiệu, hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền nhưng phải tuân theo các điều kiện mà họ đưa ra để thu phí nhượng quyền. Luật Trí Nam tư vấn quy định về nhượng quyền thương mại để mọi người tham khảo.
Kinh doanh nhượng quyền thương mại là gì?
"Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh."
(Điều 284 Luật thương mại 2005)
Thông thường khách hàng cần tư vấn nhượng quyền thương mại thường gặp khó khăn trong việc tra cứu quy định về nhượng quyền thương mại thường gặp khó khăn trong việc:
-
Xác định việc mô hình kinh doanh nhượng quyền của mình có thuộc trường hợp phải đăng ký trước khi triển khai nhượng quyền không?
-
Điều kiện nhượng quyền thương mại phải đáp ứng khi kinh doanh là gì? Không đáp ứng các điều kiện kinh doanh nhượng quyền thương mại mà kinh doanh thì có rủi ro pháp lý gì?
-
Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào cho chuyên nghiệp?
Luật Trí Nam sẽ trợ giúp quý vị làm rõ các vấn đề trên đồng thời luôn có các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, giá cạnh tranh để Quý khách hàng tiện lựa chọn.
Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại uy tín
Chuỗi nhượng quyền luôn được xây dựng chuyên nghiệp từ bộ nhận diện thương hiệu, phương thức quản lý, vận hành đến quy trình thiết lập cơ sở kinh doanh mới. Vì vậy triển khai hoạt động nhượng quyền bằng một bản hợp đồng nhượng quyền thương mại chuyên nghiệp, chính xác là điều cần thiết. Nó đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên đồng thời tạo thuận lợi cho các bên trong việc đàm phán, ký kết.
Hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến bao gồm:
- Nhượng quyền thương mại với khoản phí nhượng quyền cố định.
- Nhượng quyền thương mại thương mại với khoản phí nhượng quyền và có phân chia lợi nhuận kinh doanh.
Với mỗi phương thức thu phí nhượng quyền thương mại sẽ đi kèm theo những điều khoản thỏa thuận khác nhau mà không chuỗi nhượng quyền thương mại nào giống chuỗi nào. Luật Trí Nam bằng kinh nghiệm triển khai công việc lâu năm sẽ hỗ trợ cho khách hàng sử dụng dịch vụ hướng xây dựng điều khoản hợp đồng hợp lý và hợp pháp.
Chuỗi nhượng quyền thương mại phổ biến gồm:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà bên nhượng quyền cho phép bên được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Tuy nhiên, bên nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Đây được coi là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.
- Nhượng quyền thương hiệu: Đây là hình thức mà bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng thương hiệu của mình trong kinh doanh theo phạm vi, thời gian nhất định. Uy tín của thương hiệu giúp nâng cao đánh giá về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên nhận nhượng quyền khi kinh doanh.
Đăng ký nhượng quyền thương mại như thế nào?
Công ty trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải đăng ký với Bộ công thương theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại 2005 trừ trường hợp hoạt động nhượng quyền thương mại là chuỗi nhượng quyền trong nước và thực hiện hoạt động nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 3 nghị định 120/2011/NĐ-CP)
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp ví dụ thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp sản phẩm,... được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Kinh doanh nhượng quyền thương mại có lợi ích gì
- Lợi ích bên nhượng quyền bao gồm:
- Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu nhanh chóng
- Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng bằng vốn của người khác
- Giảm chi phí thâm nhập thị trường nhờ tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài
- Tạo dựng được một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
- Tối đa hoá thu nhập và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền
- Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa
- Lợi ích đối với bên nhận quyền bao gồm:
- Không cần phải xây dựng thương hiệu
- Giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp
- Số vốn đầu tư bỏ ra thấp hơn nhiều so với tự thành lập công ty
- Học hỏi kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền
- Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa
- Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực
- Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh
- Được hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu
- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ
Các chia sẻ của Luật Trí Nam về kinh doanh nhượng quyền thương mại hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng khi tham khảo. Mọi yêu cầu tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại ngay hôm nay quý vị hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin:
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Dịch vụ hữu ích:
+ Dịch vụ soạn thảo hợp đồng uy tín