Miễn thị thực là gì? Giấy miễn thị thực cho người nước ngoài
Miễn thị thực là trường hợp người nước ngoài được miễn visa khi nhập cảnh Việt Nam. Luật Trí Nam hướng dẫn phân biệt giữa miễn thị thực khi nhập cảnh và giấy miễn thị thực cho người nước ngoài để mọi người tham khảo.
Thời gian miễn thị thực cho người nước ngoài 2023?
Theo điểm mới quy định tại Luật xuất nhập cảnh 2023 số 23/2023/QH15 thời gian miễn thị thực cho người nước ngoài được sửa đổi như sau:
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 như sau:
“c) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 45 ngày và được xem xét cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định của Luật này;
d) Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này vào khu kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú 30 ngày.”.
Như vậy, thời gian miễn thị thực cho người nước ngoài đã được thay đổi từ 15 ngày thành 45 ngày.
Trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài bao gồm:
- Người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam theo điều ước quốc tế, cụ thể:
- Miễn thị thực theo hiệp định song phương của Việt Nam và các nước: Đây là hình thức miễn thị thực có đi có lại. Theo đó, các công dân nước ngoài đến từ các quốc gia Đông Nam Á (Asean) sẽ được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. Đồng thời, các quốc gia này cũng miễn thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh một trong số các quốc gia này. Thời hạn miễn thị thực song phương sẽ không quá 30 ngày.
- Miễn thị thực đơn phương mà Việt Nam áp dụng cho cho công dân của các quốc gia khác. Hiện tại Việt Nam có chính sách miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Nga, Thụy Điển, Belarus, Pháp, Đức, Italy, Anh và Tây Ban Nha. Thời hạn của hình thức miễn thị thực đơn phương này sẽ không quá 15 ngày.
- Người nước ngoài được miễn thị thực do đã được cấp thẻ tạm trú dài hạn
Người nước ngoài là lao động, nhà đầu tư khi đuọc cấp thẻ tạm trú dài hạn được miễn thị thực trong toàn bộ thời gian sử dụng thẻ tạm trú đã cấp.
- Người nước ngoài được miễn thị thực do được cấp thẻ thường trú dài hạn (hay Giấy miễn thị thực 5 năm)
Giấy miễn thị thực 5 năm là hình thức miễn thị thực dài nhất mà Việt Nam áp dụng. Hình thức này dành cho những công dân nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam hay có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người Việt Nam mà không phân biệt quốc gia. Công dân được hưởng hình thức này sẽ làm mẫu đơn xin miễn thị thực 5 năm và mỗi lần nhập cảnh Việt Nam sẽ được miễn visa 90 ngày trong vòng 5 năm. Khi hết thời hạn miễn thị thực, người này có quyền đề nghị xin cấp mới giấy miễn thị thực.
Hết thời hạn miễn thị thực có được gia hạn không?
Với 03 trường hợp miễn thị thực Luật Trí Nam chia sẻ, thì hai thủ tục cấp thẻ tạm trú, thường trú cho người nước ngoài có quy định thủ tục gia hạn thẻ tạm trú, thường trú khi người nước ngoài có nhu cầu. Còn đối với trường hợp miễn thị thực đầu tiên Ví dụ: Sếp bạn là người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam theo diện miễn thị thực 15 ngày. Khi hết thời hạn trên có được gia hạn tạm trú để tiếp tục ở lại Việt Nam không?
Với trường hợp này người nước ngoài được phép đề nghị cấp visa Việt Nam để chuyển đổi từ hình thức tạm trú theo diện miễn thị thực sang tạm trú theo diện bảo lãnh của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi người nước ngoài có:
- Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
- Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
- Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
(Khoản 4 Điều 7 Luật xuất nhập cảnh 2019)
Người nước ngoài không thuộc trường hợp miễn thị thực như quy định trên khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cụ thể:
1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật xuất nhập cảnh 2019 phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:
a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
5. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật xuất nhập cảnh 2019.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
7.[27] Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật xuất nhập cảnh 2019.
Trên đây là các hướng dẫn của Luật Trí Nam về miễn thị thực là gì? Và thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Chúng tôi nhận dịch vụ trọn gói trong việc xin thư mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam uy tín, Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745 - 0934.345.755
Email: hanoi@luattrinam.vn
Nội dung liên quan: