Giấy phép lao động hết hiệu lực khi nào?
Giấy phép lao động là loại giấy tờ xác định thời hạn (Từ 01 tháng đến 02 năm), trong suốt thời gian giấy phép lao động có giá trị người nước ngoài được sử dụng tài liệu này để gia hạn visa, thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
Quy định về hiệu lực của giấy phép lao động giúp công ty xác định việc quan hệ lao động xác lập với người nước ngoài còn giá trị hay không, và muốn hủy bỏ, chấm dứt, hay gia hạn giấy phép lao động sẽ cần làm những thủ tục gì. Theo đó giấy phép lao động hết hiệu lực khi:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Giấy phép lao động bị thu hồi.
(Điều 156 Bộ luật lao động năm 2019)
Như vậy hiệu lực của giấy phép lao động tính theo nội dung ghi nhận tại Giấy phép lao động về thời hạn sử dụng lao động nước ngoài làm việc đến thời điểm một trong 8 sự kiện chúng tôi đã nêu ở trên. Thời hạn tối đa của giấy phép lao động hiện là 02 năm và chỉ được gia hạn thêm 01 lần duy nhất.
Làm việc khi giấy phép lao động hết hiệu lực bị xử phạt thế nào
Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định tại Luật lao động năm 2012; đồng thời
Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan.
Tham khảo: