Dịch thuật sách, truyện để sử dụng có phải xin ý kiến tác giả?
Bản dịch của sách, truyện là tác phẩm phái sinh, vậy theo quy định khi bạn muốn dịch thuật sách, truyện của người khác để sử dụng, kinh doanh thì có phải xin ý kiến tác giả hay mua bản quyền của tác giả không? Hãy cùng Luật sư Trí Nam làm rõ vấn đề này.
Khi nào quyền tác giả của sách, truyện được xác lập?
Theo Luật sơ hữu trí tuệ mới thì Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ tự động, không phải đăng ký, không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm, chống lại hành vi sao chép tác phẩm, không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm. Như vậy, khi bạn dự định dịch thuật sách, truyện của một người khác để kinh doanh bạn sẽ phải chú ý đến quyền tác giả của tác phẩm này dù tác giả hoặc chủ sở hữu hiện tại của tác phẩm có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả.
Bản dịch thuật sách, truyện có phải là tác phẩm mới để đăng ký bản quyền
Căn cứ khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”. Như vậy bản dịch thuật của sách, truyện không được hiểu là tác phẩm sáng tạo mới mà được Luật định gọi là “tác phẩm phái sinh” vì thế khi sử dụng bản dịch thuật bạn sẽ phải hiểu quy định về quyền tác giả về nhân thân và tài sản của chủ sở hữu và tác giả của sách, truyện đang nói tới. Nếu không hành vi của bạn sẽ là hành vi vi phạm bản quyền tác giả.
Tham khảo: Hành vi vi phạm quyền tác giả
Quyền tác giả có thời thạn bảo hộ trong bao nhiêu năm ?
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả như sau:
- Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
- Tác phẩm có thông tin về tác giả có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
- Tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Trong thời hạn tác phẩm đang được bảo hộ thì người muốn dịch thuật sách, truyện của tác giả khác để sử dụng và kinh doanh sẽ cần quan tâm đến thủ tục: Xin chấp thuận của tác giả hoặc Chuyển nhượng quyền tác giả.
Tham khảo: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Khi nào dịch thuật sách, truyện không phải xin phép tác giả
Theo khoản 7 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm hành vi: “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.” Như vậy các trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ người dịch thuật tác phẩm sẽ không phải xin phép tác giả, cụ thể gồm: “i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;” ngoại trừ trường hợp trên khi bạn đang muốn dịch thuật một tác phẩm viết sang ngôn ngữ khác để kinh doanh thì phải xin ý kiến hoặc mua bản quyền. Sau khi nhận chuyển nhượng bản quyền bạn hoặc tổ chức của bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả cho bản dịch mà mình đã sáng tạo ra.
Tham khảo: Đăng ký quyền tác giả sách, truyện
Vi phạm bản quyền sách, truyện bạn có thể bị xử lý thế nào?
Trong trường hợp tác giả của tác phẩm phát hiện bạn xâm phạm quyền tác giả của mình tại Việt Nam thông qua việc Dịch thuật tác phẩm của họ để bán, sử dụng bất hợp pháp thì bạn có thể đối mặt với các hậu quả sau đây:
- Bị xử phạt hành chính
Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể gửi đơn yêu cầu các cơ quan chức năng xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của bạn.
Theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh, bạn có thể bị:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.
- Bị khởi kiện dân sự
Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có thể khởi kiện bạn để yêu cầu:
- Dỡ bỏ bản sao tác phẩm trên mạng internet
- Công khai xin lỗi tác giả
- Bồi thường thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín
Trên đây là chia sẻ nhanh của Luật sư Trí Nam về “dịch thuật sách, truyện để lưu hành hoặc kinh doanh” và các vấn đề liên quan đến quyền tác giả của loại tác phẩm phái sinh này. Chúng tôi là đại diện cục bản quyền tác giả chuyên dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín, nhanh gọn với mức phí chỉ 1.800.000đ trở lên. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ liên hệ ngay Luật sư theo số 0934.345.745.