Quyền sở hữu nhãn hiệu xác lập từ thời điểm nào?

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì cá nhân, tổ chức chỉ được xác định là chủ sở hữu nhãn hiệu khi được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu có tên cá nhân, tổ chức đó.

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

… 3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; …”

Như vậy, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu đang trong giai đoạn chờ cục SHTT xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu chưa được coi là chủ sở hữu của nhãn hiệu. Tuy vậy, pháp luật có quy định việc thay đổi thông tin chủ sở hữu trên đơn đăng ký nhãn hiệu và đó là căn cứ để Luật Trí Nam sử dụng làm căn cứ pháp lý tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu cần đáp ứng tại Điều 139 như sau:

“Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.”

Quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

  • Bước 1: Soạn thảo, ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế cho khoản phí chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Bước 3: Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại cục SHTT
  • Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Với quy trình khoảng 6 – 10 tháng trên thực tế như đã nêu, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu được phép tiến hành khi:

  1. Nhãn hiệu đăng trong quá trình được Cục SHTT thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu.
  2. Nhãn hiệu đã được cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Phí chuyển nhượng nhãn hiệu trong hợp đồng

Giá trị hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu do các bên thỏa thuận về mức phí chuyển nhượng, nghĩa vụ nộp thuế từ chuyển nhượng nhãn hiệu và nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục SHTT. Theo đó:

  1. Pháp luật không quy định phí chuyển nhượng nhãn hiệu tối thiểu và tối đa.
  2. Bên thu phí chuyển nhượng nhãn hiệu có trách nhiệm kê khai và nộp thuế đúng và đủ.
  3. Lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm có:
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000đ.
  • Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (01 văn bằng bảo hộ): 230.000đ.
  • Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
  • Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.

Quý khách hàng cần thuê dịch vụ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với mức phí cạnh tranh liên hệ ngay với Luật Trí Nam theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần giấy tờ sau:

  1. Giấy ủy quyền cho Luật Trí Nam thực hiện thủ tục
  2. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  3. 02 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  4. Bản gốc GCN đăng ký nhãn hiệu/ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  5. Chứng từ nộp lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

Khi đơn đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hợp lệ và sau thời gian Cục Sở hữu trí tuệ làm việc, giải quyết đơn, kết quả nhận được là Cục SHTT sẽ cấp Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Và khi đó, quyền sở hữu nhãn hiệu chấm dứt đối với chủ sở hữu cũ và phát sinh quyền sở hữu nhãn hiệu đối với người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu.

Trên đây là các chia sẻ của Luật Trí Nam về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Hy vọng các quy định sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.

Tham khảo:

+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu