Đặt cọc để làm gì? Đặt cọc là thực hiện các công việc gì

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Khái niệm về đặt cọc đã thể hiện rõ hai việc:

  • Thứ nhất, đặt cọc là để đảm bảo việc phải giao kết một giao dịch nhất định hoặc các bên phải thực hiện một hợp đồng nhất định. Tác dụng của việc đặt cọc sẽ được hiểu là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Thứ hai, khái niệm của đặt cọc cũng nêu rõ loại tài sản được dùng cho việc đặt cọc đó là: Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Nên người đặt cọc được tùy biến thỏa thuận tài sản để đặt cọc mà không quá lo lắng về thỏa thuận vô hiệu, không có giá trị.

Ví dụ: Hợp đồng kinh tế có thỏa thuận đặt cọc và tiền thỏa thuận tại hợp đồng là USD. Do thỏa thuận tiền là ngoại tệ nên hợp đồng kinh tế đó có thể vô hiệu do vi phạm điều pháp luật cấm, nhưng thỏa thuận đặt cọc thì không.

Nếu quý vị cần luật sư hỗ trợ đánh giá thỏa thuận đặt cọc của mình có giá trị không thì có thể gọi đến Luật sư Trí Nam theo số 0904.588.557.

Xử lý tài sản đặt cọc khi giao dịch đảm bảo được hoàn thành

Trong trường hợp việc đặt cọc thành công, kết quả đạt được sẽ là giao kết được thực hiện hoặc hợp đồng được thực hiện, lúc này, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong giấy nhận tiền đặt cọc/ Hợp đồng đặt cọc theo hướng:

  • Trả lại cho bên đặt cọc
  • Hoặc dùng tiền đặt cọc để trừ đi phần nghĩa vụ thanh toán cần thực hiện.

Xử lý tài sản đặt cọc khi giao dịch không được thực hiện theo thỏa thuận

Nếu việc đặt cọc không thành công, đồng nghĩa với việc giao kết không được thực hiện, hoặc hợp đồng không được thực hiện, khi đó tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận ban đầu. Có thể sẽ là:

  • Nếu bên đặt cọc có lỗi thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc
  • Nếu lỗi thuộc về bên nhận đặt cọc thì bên này phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với tài sản đặt cọc trừ trường hợp trong giấy nhận tiền đặt cọc/ Hoặc hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận khác.

Đây cũng là lý do khi đặt cọc các bên nên thỏa thuận chi tiết các biện pháp, chế tài áp dụng trong việc phạt cọc. Đương nhiên không ai mong muốn phạt cọc, cái mong muốn khi giao kết thỏa thuận đặt cọc đó là giao kết, hợp đồng sẽ được các bên thực hiện. Nhưng thỏa thuận chi tiết vừa tránh rủi ro, vừa là điều răn đe đối phương trong việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả cọc, phạt cọc dù họ có lỗi.

Ví dụ: Thỏa thuận đặt cọc mua hàng không thành công, bên bán có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho bên mua số tiền 10.000.000đ nhưng không thực hiện. Vậy là bên mua hàng bạn có dành thời gian để khởi kiện đòi 10 triệu không? Lúc này thỏa thuận phạt cọc gấp 5 lần và chịu phí thuê luật sư sẽ giúp bạn có điều kiện thuê luật sư để giải quyết tranh chấp đặt cọc và chỉ chờ nhận tiền từ đối tác mà thôi.

Mức phạt cọc tối đa được phép thỏa thuận khi đặt cọc

Pháp luật hiện tại không giới hạn mức phạt cọc tối đa các bên được phép thỏa thuận. Theo Luật sư Trí Nam:

- Phạt cọc là quyền thỏa thuận của các bên đã được Bộ luật dân sự 2015 quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 238 nên phải được các tổ chức, cá nhân tôn trọng.

- Phạt cọc là chế tài để bù đắp cho việc vi phạm cam kết trong việc sẽ giao kết, hoặc thực hiện hợp đồng. Nên khi thỏa thuận phạt cọc không thể hiển đúng bản chất của việc này thì có thể bị cơ quan tài phán như Trọng tài, Tòa án từ chối chấp nhận. Ví dụ: Thỏa thuận bên vi phạm bị phạt cọc gấp 1000 lần.

Mẫu giấy nhận tiền đặt cọc hợp pháp

Tải: Mẫu giấy nhận tiền đặt cọc mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

(V/v: Đặt cọc mua 20 tấn gạo)

Tôi là: NGUYỄN VĂN A

Địa chỉ:.

Số CMTND:

Có nhận của Ông TRẦN MINH B

Số CMTND:

Ông A có nhận của Ông B số tiền là: 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) để mua bán lô hàng với thỏa thuận như sau:

1. Loại hàng hóa:

2. Số lượng:

3. Đơn giá:

4. Thời điểm giao hàng:

5. Thỏa thuận khác

Ông A cam kết bán hàng cho Ông A theo đúng thỏa thuận tại giấy đặt cọc hoặc theo hợp đồng mua bán hàng hóa nếu hai bên thỏa thuận lập hợp đồng. Trường hợp đến ngày 19/05/2021 Ông A không thực hiện nghĩa vụ bán hàng cho Ông B như thỏa thuận thì sẽ phải chịu phát cọc gấp hai lần.

Hai bên cam kết, vào thời điểm ký vào văn bản này, hai bên hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, ép buộc.

Chứng từ này được đi kèm với: ..

…….. , ngày     tháng     năm 20...

Người giao tiền                    Người nhận tiền

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích của Luật sư Trí Nam. Chúc quý vị thành công.

Tham khảo: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa