Chậm đóng kinh phí công đoàn có sao không?
Đóng kinh phí công đoàn là nghĩa vụ bắt buộc với doanh nghiệp, tổ chức được quy định chi tiết tại Điều 24 quyết định 1908/QĐ-TLĐ. Những trường hợp không đóng hoặc chậm đóng kinh phí công đoàn theo quy định sẽ gặp những ảnh hưởng sau đây.
Không đóng kinh phí công đoàn có được công đoàn hỗ trợ?
Hiện tại rất nhiều thủ tục hành chính về quản lý lao động của doanh nghiệp phải thông qua ý kiến của Công đoàn cơ sở, theo đó nếu doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn đương nhiên sẽ không được công đoàn hỗ trợ. Ví dụ: Xin ý kiến của công đoàn vào Nội quy lao động trước khi đăng ký.
Như vậy, việc đóng kinh phí công đoàn vừa là nghĩa vụ, cũng vừa là quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động để từ đó được công đoàn các cấp hỗ trợ trong quản lý lao động.
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và không có sự phân biệt giữa đơn vị có hay không có công đoàn cơ sở, đối tượng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, trong đó có cả ủy bản nhân dân xã, phường… và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã, trong đó có cả liên hiệp hợp tác xã
- Các cơ quan tổ chức nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, có sử dụng lao động là người Việt Nam. Trường hợp này có thể bao gồm cả văn phòng điều hành của công ty nước ngoài có hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
(Nghị định 191/2013/NĐ-CP)
Phương thức đóng và quản lý kinh phí công đoàn hiện nay
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
“Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
1. Phương thức đóng đoàn phí
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
...”
Như vậy, đóng phí công đoàn được thực hiện theo các phương thức sau:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
- Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
- Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.”
Theo như quy định trên, khi không đóng phí công đoàn sẽ phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân do đó mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân (Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Công đoàn cơ sở gồm những hình thức tổ chức nào?
Căn cứ Mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn về hình thức tổ chức công đoàn cơ sở như sau:
“11. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Điều 13
…
11.3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở
a. Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
b. Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động."
Như vậy, công đoàn cơ sở hiện nay gồm các hình thức tổ chức:
- Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
- Công đoàn cơ sở có tổ công đoàn.
- Công đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận.
- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.