Khi nào phải xin chấp thuận góp vốn?

Doanh nghiệp phải xin chấp thuận góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài khi:

  1. Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp nhận góp vốn có nhu cầu xin cấp chấp thuận góp vốn, mua cổ phần củ nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
  2. Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  3. Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
  4. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Xin chấp thuận góp vốn nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị tài liệu gồm:

  1. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (Điểm b khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
  2. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có); (Điểm a khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)
  3. Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó; (Điểm c khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Vậy tài liệu cần cung cấp Luật Trí Nam đã liệt kê là bản sao công chứng, bản công chứng dịch hay bản hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được giải thích là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Do vậy các tài liệu có dấu, chữ ký của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài thì đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự mới có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

Các bước xin chấp thuận cho người nước ngoài góp vốn gồm:

- Bước 1: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho Sở kế hoạch và đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính

- Bước 2: Sở kế hoạch và đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Ban Quản lý xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Quy định pháp luật về thủ tục xin chấp thuận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tuy chi tiết nhưng thực tế doanh nghiệp nhận góp vốn thường vướng mắc và không tự hoàn thành thủ tục do phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật đầu tư. Hiện Luật Trí Nam cung cấp dịch vụ xin chấp thuận góp vốn trọn gói với thời gian nhanh, giá cạnh tranh. Quý khách hàng cần hỗ trợ thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn ngay hôm nay hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

ĐT: 0934.345.755 - 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Tham khảo

+ Thủ tục nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài

+ Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

+ Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài