Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu mới
Chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển nhượng nhãn hiệu khi đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, hoặc khi đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Luật sư Trí Nam chia sẻ mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và các bước thủ tục cần làm khi chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền để Quý khách hàng tham khảo.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu quy định thế nào?
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là sự thỏa thuận chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu chấm dứt, và phát sinh quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng.Các điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
- Nhãn hiệu sẽ chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện như chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Việc chuyển nhượng sẽ không gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có hiệu lực
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần có những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Giá chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
- Nhãn hiệu đã được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu hoặc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được coi là hoàn thành việc chuyển nhượng nhãn hiệu khi các bên chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ cần chuẩn bị để chuyển nhượng nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- 02 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Bản gốc GCN đăng ký nhãn hiệu/ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền cho Luật sư Trí Nam thực hiện thủ tục;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Bước 3. Nhận kết quả sau khi làm thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
Khi đơn đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hợp lệ và sau thời gian Cục Sở hữu trí tuệ làm việc, giải quyết đơn, kết quả nhận được là Cục SHTT sẽ cấp Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Và khi đó, quyền sở hữu nhãn hiệu chấm dứt đối với chủ sở hữu cũ và phát sinh quyền sở hữu nhãn hiệu đối với người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu.
Phí chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu gồm
Các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện khi đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
- Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000đ.
- Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (01 văn bằng bảo hộ): 230.000đ.
- Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
- Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ.
Tư vấn thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu uy tín
Luật Trí Nam là đại diện sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, sẽ là tổ chức uy tín, đáng tin cậy nhất để bạn có thể ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu.
Để tiến hành thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, Luật Trí Nam sẽ thực hiện các hoạt động sau:
- Tư vấn pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, ngay hôm nay hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
- Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế của các bên.
Hợp đồng này được lập ngày tháng năm 2021, giữa:
I. BÊN CHUYỂN NHƯỢNG:
Cá nhân: Họ và tên | Số CMTND | HKTT
Pháp nhân: Tên công ty | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện
(Sau đây gọi là “Bên A”)
II. BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
Cá nhân: Họ và tên | Số CMTND | HKTT
Pháp nhân: Tên công ty | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện
(Sau đâu gọi là "Bên B")
XÉT RẰNG:
Bên A là chủ sở hữu hợp pháp của tất cả những quyền, quyền sở hữu và lợi ích phát sinh có liên quan tới nhãn hiệu có các chi tiết được nêu tại phần định nghĩa dưới đây. Bên B mong muốn tiếp nhận từ Bên A và Bên A mong muốn chuyển nhượng cho Bên B toàn bộ (nhóm……) quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu … trong lãnh thổ Việt Nam cho các sản phẩm kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vì vậy, nay trên cơ sở xem xét những thoả thuận được cam kết dưới đây và trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, có giá trị, Các bên thoản thuận và đồng ý như sau:
ĐIỀU 1. ĐỊNH NGHĨA
Trong Hợp đồng này, trừ khi ngữ cảnh yêu cầu khác đi, các thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như sau:
“Nhãn hiệu” có nghĩa là nhãn hiệu chuyển nhượng thuộc quyền sở hữu của Bên A đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) theo Văn bằng bảo hộ số … quyết định số … /QĐ-SHTT ngày … tháng…. năm …
“Sản phẩm” có nghĩa là sản phẩm nhóm: …
“Ngày hiệu lực” là ngày mà căn cứ vào ngày đó Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng này.
“Ngày ký hợp đồng” là ngày mà hợp đồng này được lập và được các bên ký vào hợp đồng.
“Thời hạn bảo hộ” là các thời hạn bảo hộ tương ứng của Nhãn hiệu như được quy định tại các giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Nhãn hiệu và bất kỳ thời hạn gia hạn nào (nếu có);
“Thời hạn” là thời hạn chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu như được qui định tại Điều 3 dưới đây;
“Lãnh thổ” có nghĩa là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
ĐIỀU 2 ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN NHƯỢNG
(a) Bên A tại đây chuyển nhượng toàn bộ (nhóm……) quyền sở hữu nhãn hiệu “… ” đang được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số … cấp ngày … cho B tại Việt Nam.
(b) Bên A kể từ ngày ký kết hợp đồng này đồng ý chuyển nhượng và chấm dứt toàn bộ (nhóm……) quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào tại Việt Nam.
ĐIỀU 3 THỜI HẠN
Hợp đồng này sẽ có hiệu lực đầy đủ kể từ Ngày được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chấp thuận việc đăng ký;
ĐIỀU 4 HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG
Kể từ ngày ký Hợp đồng này, Bên A sẽ chấm dứt và bảo đảm rằng không có bất kỳ việc sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳ mục đích nào do mình đã thực hiện và/hoặc với bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng toàn bộ (nhóm… ) nhãn hiệu trong phạm vi Lãnh thổ Việt Nam;
ĐIỀU 5. CAM ĐOAN VÀ BẢO ĐẢM
Bên A tại đây cam kết và bảo đảm rằng Bên A là chủ sở hữu duy nhất và hợp pháp của tất cả các quyền, quyền sở hữu và lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nhãn hiệu và liên quan tới Nhãn hiệu … trong phạm vi Lãnh thổ Việt Nam; không vi phạm các quyền sở hữu công nghiệp của bất kỳ bên thứ ba nào trong phạm vi Lãnh thổ Việt Nam.
ĐIỀU 6. TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
(a) Bên B sẽ tuân thủ mọi qui định của Luật áp dụng trong quá trình chuyển nhượng và có nghĩa vụ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và chịu mọi chi phí phát sinh khác ngoài chi phí chuyển nhượng liên quan đến hợp đồng này.
(b) Bên A đồng ý phối hợp và hỗ trợ Bên B trong bất kỳ và tất cả các công đoạn, các vấn đề có thể đặt ra cho Bên B nhằm đảm bảo việc đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ một cách hợp lý, phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam để có hiệu lực của hợp đồng.
ĐIỀU 7. GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
(a) Trên cơ sở xem xét lợi ích chung và sự hợp tác giữa Bên B và Bên A, Bên A tại đây cam kết nhượng cho Bên B toàn bộ (nhóm …) quyền sở hữu Nhãn hiệu “… ” với một khoản phí chuyển nhượng là: … VNĐ (…). Khoản phí chuyển nhượng trên sẽ không bao gồm thuế chuyển nhương, phí, lệ phí phục vụ cho việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng mà Bên B phải chịu.
(b) Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt ngay sau khi ký kết hợp đồng này.
ĐIỀU 8: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
8.1 Bên A:
(a) Chuyển nhượng và chấm dứt toàn bộ (nhóm …) quyền sở hữu Nhãn hiệu “……”. Tại Việt Nam
(b) Mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào kể từ sau Ngày hiệu lực đều bị coi là vi phạm nhãn hiệu của Bên B.
(c) Bên A không được phép sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào tại lãnh thổ Việt Nam.
(d) Hỗ trợ bên B trong những công việc liên quan đến tính hiệu lực của Hợp đồng này.
(e) Cung cấp cho Bên B toàn bộ các Giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu của Bên A đối với nhãn hiệu … tại Việt Nam.
(f) Hợp tác thường xuyên với Bên B trong quá trình Bên B sử dụng nhãn hiệu, cùng Bên B giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu … nếu phát sinh từ bên thứ 3.
8.2 Bên B:
(a) Bên B sẽ đăng ký Hợp đồng này và bất kỳ sửa đổi nào với Cục Sở hữu Trí tuệ và chịu mọi chi phí phát sinh.
(b) Sử dụng nhãn hiệu đúng mục đích và đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.
(c) Bên B có trách nhiệm gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu … sắp hết hiệu lực.
(c) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản phí chuyển nhượng nhãn hiệu theo Điều 7 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 9: BẤT KHẢ KHÁNG
(a) Nếu một trong Các Bên không thể thực thi được toàn bộ hay một phần của Hợp đồng này do Sự kiện bất khả kháng (có nghĩa là sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Bên bị ảnh hưởng mà không thể đoán trước được, hoặc không thể tránh được và ngoài khả năng khắc phục mặc dù thấy trước, và đã xảy ra trong khi thực hiện Hợp đồng này và làm cho việc thực thi Hợp đồng này trở nên không thể thực thi được).
Các Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bão, động đất và các sự kiện thiên tai khác, biểu tình, bạo động, bạo loạn và chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố) và bất kỳ hành động hay không hành động của cơ quan chính phủ nào, việc thực hiện các nghĩa vụ đó sẽ bị ngưng trệ trong một giai đoạn mà trong thời hạn đó việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng.
(b) Bên nào chịu ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng sẽ phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về sự cố xảy ra của sự kiện đó trong vòng 3 ngày, và sẽ, trong thời hạn 15 ngày sau khi xảy ra sự cố đó, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng của sự kiện đã xảy ra đó và khoảng thời gian sự kiện đó xảy ra. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.
(c) Khi Sự kiện bất khả kháng đó xảy ra, cả hai Bên sẽ ngay lập tức trao đổi ý kiến với nhau về việc thực hiện Hợp đồng, và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi sự kiện đó bị loại bỏ.
ĐIỀU 10. NGÔN NGỮ CỦA HỢP ĐÔNG
Hợp đồng này được lập bằng 04 (bốn) bản Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 02 (hai) bản.
ĐIỀU 11. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Mọi tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này trước hết được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong các bên có quyền đưa tranh chấp ra Toà án có thẩm quyền Việt Nam để giải quyết. Các bên đồng ý ký vào Hợp đồng này vào ngày, tháng, năm nêu tại phần đầu của Hợp đồng.
BÊN A BÊN B
Chúc các bạn thành công.
Dịch vụ nổi bật: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền