Chứng cứ là gì? Khái niệm chứng cứ theo quy định hiện hành

Pháp luật quy định trình tự giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế, đất đai được áp dụng theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Do đó khi tìm hiểu căn cứ pháp lý chúng ta phải dựa vào Bộ luật này và các văn bản pháp luật có liên quan đến bộ luật. Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

Như vậy, đặc điểm của chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan, tính trung thực và được thu thập theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Ví dụ: Khi xác định mức lãi suất chậm trả theo Luật thương mại 2005, người muốn thu thập chứng cứ phải làm công văn gửi ngân hàng Vietcombank chẳng hạn. Và công văn trả lời của VCB là chứng cứ để Tòa án xác định mức lãi suất chậm trả tiền được áp dụng. Tòa án không thể dùng công văn của VCB trả lời công ty A để giải quyết vụ án tranh chấp giữa công ty B và công ty C.

Tham khảo: Hướng dẫn xác định mức lãi suất chậm trả tiền

Phân loại chứng cứ theo quy định hiện hành

Nguồn tài liệu được xem là chứng cứ quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bao gồm 10 loại sau:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Điều kiện để xác định chứng cứ hợp pháp

Trên cơ sở tài liệu, thu thập được từ 10 nguồn chứng cứ Luật sư chia sẻ, thì các tài liệu, thông tin thu thập được được coi là chứng cứ hợp pháp khi đảm bảo điều kiện tại Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

✔  Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

✔  Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

✔  Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

✔  Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

✔  Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

✔  Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

✔  Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

✔  Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

✔  Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

✔  Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

✔  Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Tư vấn thu thập chứng cứ hợp pháp để giải quyết tranh chấp

Tại Luật Trí Nam, ngoài nhận dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chúng tôi nhận tư vấn trợ giúp cho khách hàng từng yêu cầu đơn lẻ trong đó bao gồm tư vấn cách thu thập chứng cứ và loại chứng cứ cần chuẩn bị khi đối diện với các tranh chấp dân sự, kinh tế, đất đai. Song song đó chúng tôi cũng đưa ra các nhận định, thư tư vấn pháp luật để đánh giá chứng cứ khách hàng có hợp pháp không, bao nhiêu % được Tòa án công nhận.

Như chia sẻ, chứng cứ phải có đủ ba điều kiện mới hợp pháp: (i) Tính khách quan; (ii) Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc; (iii) và tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Có những vụ tranh chấp kinh tế có xác nhận công nợ ký kết giữa hai bên nhưng khoản nợ vẫn phải đối soát lại bởi có căn cứ thấy rằng việc ký kết xác nhận công nợ không khách quan. Vì vậy nhờ Luật sư có kinh nghiệm đánh giá chứng cứ là việc Quý vị nên làm để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu trước khi thương lượng với đối tác hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Tham khảo:

>> Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

>> Thời hạn phải giao nộp đủ chứng cứ tại Tòa án