Tranh chấp quyền thừa kế tại Tòa án

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất?

Khách hàng liên hệ Luật sư Trí Nam đa phần gặp vướng mắc liên quan đến quyền thừa kế trong việc:

  1. Cha mẹ mất không để lại di chúc nhưng người quản lý đất đai lại tự đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  2. Người thừa kế theo pháp luật mới biết về di sản được hưởng nên khởi kiện để yêu cầu Tòa án phân chia.
  3. Vợ, chồng chuẩn bị ly hôn yêu cầu chia tài sản được hưởng do thừa kế từ bố mẹ của đối phương.

Thông thường vụ án tranh chấp quyền thừa kế đều có điểm chung là đã diễn ra từ lâu, tài liệu chứng cứ không đầy đủ, và vụ án chịu điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật qua nhiều thời kỳ. Do vậy, về bản chất quyền tài sản của người thừa kế theo pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ, nhưng dựa trên quy định có sẵn, chứng cứ có đủ để đòi di sản thừa kế không còn là một quá trình tranh tụng gian nan khi khởi kiện tranh chấp thừa kế.

Khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế gồm các bước:

  • Bước 1: Xác định nội dung tranh chấp thừa kế muốn khởi kiện

Việc khởi kiện tranh chấp thừa kế yêu cầu người khởi kiện phải xác định muốn Tòa án giải quyết những vấn đề gì? Do đó các bạn cần xác định rõ:

  1. Tài sản nào (di sản) yêu cầu phân chia và cách phân chia mong muốn.
  2. Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với tài sản đó còn hay không.
  • Bước 2: Khai nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế tới Tòa án

Để Tòa án tiếp nhận giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp thừa kế thì người khởi kiện phải tự mình hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện và nhận các thông báo, công văn từ Tòa án.

  • Bước 3: Nộp án phí tại Chi cục thi hành án dân sự

Hồ sơ sau khi được Tòa án tiếp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bạn cần thực hiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày đúng với nội dung thông báo. Án phí nộp xong thì gửi biên lai gốc cho Tòa án.

  • Bước 4: Yêu cầu thi hành án bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế sau khi được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người có quyền lợi được quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án dân sự để được thi hành bản án.

Quý vị cần mời luật sư hãy gọi ngay 0934.345.745 để Luật Trí Nam trợ giúp!

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

  1. Trường hợp di chúc không hợp pháp thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật.
  2. Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.
  3. Trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, phải xem xét về công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản của người hưởng di sản thừa kế.

Quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế

Bộ luật dân sự 2015 quy định người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ mình. Do vậy khi quyết định khởi kiện bạn cần biết cái đúng, cái sai để đưa ra phương thức phù hợp

  • Một là bạn cần biết những ai sẽ được hưởng thừa kế? Thứ tự ưu tiên như thế nào?

Người thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế khi người để lại di sản không để lại di chúc. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tham khảo: Người thừa kế theo pháp luật

  • Hai là có được quyền thừa kế khi người mất không để lại di chúc hay không?

Có những trường hợp người mất đột ngột nên chưa kịp để lại di chúc, vậy khi đó những người thân của họ có được quyền thừa kế không?

Tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Thực tế áp dụng luật thừa kế các tranh chấp về di sản thừa kế rất đa dạng trong đó việc hộ gia đình không thực hiện đúng thủ tục khai nhận thừa kế đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp

Ví dụ: Di sản thừa kế là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có di chúc kèm theo. Tuy nhiên khi gia đình khai nhận thừa kế thì phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ bị rách nát dẫn đến không thể thực hiện thủ tục công chứng việc khai nhận di sản thừa kế. Từ đó phát sinh thêm mâu thuẫn việc người được giao quản lý tài sản là di sản thừa kế.

Vướng mắc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

✔  Đối với việc chia thừa kế có thời điểm mở thừa kế trước 01/01/2017 thì thời hiện khởi kiện là 10 năm; Việc chia thừa kế thời điểm mở thừa kế từ năm 2017 trở đi thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Vậy với tranh chấp thừa kế hiện tại của bạn thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế có ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp như thế nào?

✔  Tranh chấp thừa kế nhiều khi phát sinh khi người được hưởng di sản phát hiện việc khai nhận thừa kế trước đó là gian dối, là bất hợp pháp. Khi đó đối tượng khởi kiện là các quyết định cá biệt của cơ quan nhà nước chứ không phải là việc phân chia di sản thừa kế.

Ví dụ: Khởi kiện yêu cầu hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp do việc khai nhận thừa kế không đúng pháp luật.

✔   Đối với trường hợp người được hưởng thừa kế là người định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ do tòa án cấp nào giải quyết? Đối với tài sản là bất động sản thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên chủ sở hữu không?

✔  Đối với trường hợp hưởng thừa kế không có di chúc thì những người được hưởng thừa kế phải thực hiện các công việc gì để tránh việc tranh chấp sau nay gây mất đoàn kết gia đình?

✔  Có những biện pháp bảo vệ người đang trong quá trình tranh chấp di sản thừa kế khởi sự xúc phạm, đe dọa từ những người khác?

Đây đều là những vấn đề luật sư công ty luật Trí Nam dựa trên quy định pháp luật và kinh nghiệm thực tế để đưa ra những phương án vẹn toàn và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu tư vấn.

Kinh nghiệm khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế

  • Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế

Khi khởi kiện việc phân chia di sản thừa kế người khởi kiện phải làm rõ các nội dung sau trong hồ sơ khởi kiện để được Tòa án xem xét và chấp nhận giải quyết (Ở đây Luật sư chỉ đề cập đến việc chấp nhận giải quyết, chứ chưa xác định được phán quyết của Tòa án có đồng ý với yêu cầu của người khởi kiện hay không)

+ Thứ nhất, là làm rõ yêu cầu khởi kiện

Ví dụ: Việc phân chia di sản thừa kế đang dựa theo di chúc, thì yêu cầu khởi kiện phải đi kèm với việc không công nhận giá trị của di chúc.

+ Thứ hai, là làm rõ yêu cầu Tòa án phân chia những di sản thừa kế nào

+ Thứ ba, là làm rõ bản chất của tranh chấp đã được những người đồng thừa kế thỏa thuận, thương lượng chưa.

  • Kinh nghiệm thực hiện thủ tục khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án

+ Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

+ Thời gian 4 – 6 tháng tiếp theo Tòa án sẽ triệu tập những người liên quan đến tiến hành hòa giải, công khai chứng cứ. Sau khi đã cảm thấy đủ chứng cứ, căn cứ thì ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế

Phân chia di sản thừa kế là nội dung phức tạp bởi nó chịu tác động bởi ý chí chủ quan của người để lại di sản thừa kế dựa trên di chúc. Việc di chúc hợp pháp hay không hợp pháp, có hay không có di chúc sẽ đẩy vụ việc chuyển sang hướng phân chia mới. Sự phức tạp của nó đôi khi còn ảnh hưởng đến quan hệ xã hội của người hưởng di sản. Vì vậy lựa chọn dịch vụ luật sư để giải quyết việc phân chia tài sản thừa kế là điều hợp lý mà bạn nên làm. Công ty chúng tôi nhận thực hiện mọi yêu cầu khách hàng đưa ra. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ tranh chấp thừa kế như: tranh chấp quyền thừa kế đất đai, tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc…, đội ngũ Luật sư luật sư luôn đảm bảo phần quyền lợi được đảm bảo của khách hàng luôn tương xứng với sự tin dùng dịch vụ mà khách hàng dành cho luật sư.

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 114 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong công việc.

Tham khảo: Dịch vụ luật sư