Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay

  1. Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:
  2. Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;
  3. Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
  4. Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;
  5. Mạch bán dẫn được bảo hộ  theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
  6. Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
  7. Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Có thể khẳng định, bất cứ một sản phẩm nào thu hút khách hàng thành công cũng dễ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Do vậy, việc đăng ký sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ đồng thời việc đăng ký sở hữu trí còn bởi những lý do sau:

  • Khuyến khích sự sáng tạo

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

  • Thúc đẩy kinh doanh

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

  • Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

  • Tạo uy tín cho doanh nghiệp

Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”, được nhiều người biết đến và tin dùng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ

Luật Trí Nam hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền - Thủ tục quan trọng và được nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm nhất trong các sản phẩm được đăng ký về sở hữu trí tuệ.

  • Bước 1: Xác định nhãn hiệu dùng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  1. Về mặt khái niệm, nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  2. Xác định được nhãn hiệu sẽ dùng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chúng ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
  • Bước 2: Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền khai báo trong đơn đăng ký nhãn hiệu
  1. Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền. Căn cứ vào lĩnh vực Quý vị muốn độc quyền sử dụng nhãn hiệu để tra cứu tên nhóm, tên sản phẩm, dịch vụ có trong nhóm trong Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Phân loại Ni-xơ)
  2. Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các hàng hóa và dich vụ phục vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu. Phân loại Ni-xơ được xây dựng theo Thỏa ước Ni-xơ vào năm 1957 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ni-xơ tiến hành sửa đổi thường kỳ.
  3. Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2021 Quý vị có thể tại trực tiếp tại website cục Sở hữu trí tuệ noip.gov.vn/nhan-hieu

Ví dụ: Nhóm 03: Mỹ phẩm; Chế phẩm chăm sóc tóc; ...

Nhóm 05: Dược phẩm; Thực phẩm chức năng; Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; ...

  • Bước 3: Hoàn thiện về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ

Về mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu

  1. Bạn sử dụng tờ khai đăng ký nhãn hiệu mẫu 04-NH theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
  2. Bạn nên làm 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu để khi nộp được Cục sở hữu trí tuệ đóng dấu và dán mã vạch trả lại cho bạn 01 bản.

>> Tải mẫu 04-NH tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Về mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu

  1. Bạn sử dụng 02 mẫu nhãn dán trên 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu, và nộp kèm 09 mẫu nhãn rời. Lưu ý kích thước mẫu nhãn không vượt quá 80x80cm
  2. Cách mô tả nhãn hiệu trong tài khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ: “Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”
  3. Về thông tin cần điền trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn nên đặc biệt lưu ý phần trình bàu về nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ. Theo quy định thì “Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.”
  • Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT
  1. Hồ sơ gồm: 02 tờ khai 04-NH; 09 mẫu nhãn; Các tài liệu liên quan; Chứng từ nộp lệ phí;
  2. Chứng từ nộp lệ phí: Lệ phí được nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Các khoản lệ phí gồm:
  • Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
  • Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

  • Bước 5: Chờ nhận thông báo từ cục sở hữu trí tuệ liên quan đến hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu, nếu hình thức tờ khai chưa đúng cục sẽ ra thông báo sửa đổi đơn để gửi chủ đơn.

Nếu tờ khai đăng ký nhãn hiệu đã đúng về hình thức thì cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.

  • Bước 6: Chờ nhận thông báo từ cục sở hữu trí tuệ liên quan đến kết quả xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
  1. Nếu nhãn hiệu không đủ điều kiện đăng ký bảo hộ độc quyền cục sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu để gửi chủ đơn.
  2. Nếu nhãn hiệu đủ điều kiện đăng ký bảo hộ độc quyền cục sẽ ra thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và thông báo chủ đơn đóng lệ phí cấp GCN đăng ký nhãn hiệu.
  • Bước 7: Đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp Quý khách hàng làm đúng quy trình nhưng

  1. Không nhận được phản hồi thông tin từ Cục SHTT dù nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu đã lâu.
  2. Đơn đăng ký nhãn hiệu bị yêu cầu sửa đổi về hình thức đơn mà quý vị không biết cách sửa đổi.
  3. Đơn đăng ký nhãn hiệu bị cục dự định từ chối do trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác mà căn cứ cục SHTT đưa ra bạn thấy không thuyết phục. Nhưng cũng không biết khiếu nại, phản đối thế nào.
  4. Hoặc bạn muốn thuê dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói để đảm bảo hoàn thành nhanh, chính xác thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Ngay hôm nay Quý vị hãy liên hệ công ty Luật Trí Nam theo số 0934.345.745. Chúng tôi chuyên dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền uy tín, giá rẻ chắc chắn là sự lựa chọn phù hợp cho quý vị.

Luật Trí Nam rất mong được hợp tác với Quý vị trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu