Luật Thuế GTGT và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT

  1. Luật Thuế GTGT 2008 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009).
  2. Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
  3. Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015).
  4. Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).

Nghị định hướng dẫn Luật Thuế GTGT

Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014) [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP, Nghị định 12/2015/NĐ-CP, Nghị định 100/2016/NĐ-CP, Nghị định 10/2017/NĐ-CP, Nghị định 146/2017/NĐ-CP, Nghị định 49/2022/NĐ-CP].

Thông tư hướng dẫn Luật Thuế GTGT

  1. Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014) [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 193/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTC, Thông tư 173/2016/TT-BTC, Thông tư 93/2017/TT-BTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC, Thông tư 82/2018/TT-BTC, Thông tư 43/2021/TT-BTC].
  2. Thông tư 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/11/2010).
  3. Thông tư 72/2014/TT-BTC về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014) [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2019/TT-BTC, Thông tư 80/2021/TT-BTC].
  4. Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về thuế (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/07/2015) [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 40/2021/TT-BTC, Thông tư 80/2021/TT-BTC].
  5. Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2021) [Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 100/2021/TT-BTC].

Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành

Tải: Luật thuế GTGT hiện hành (.doc)

 

Quy định về luật thuế GTGT năm 2023 cần nắm bắt

  • 7 trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:

1. Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ: Doanh nghiệp B nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp A là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp B lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.

2. Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

- Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);

- Quảng cáo, tiếp thị;

- Xúc tiến đầu tư và thương mại;

- Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;

- Đào tạo;

- Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

  • 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế VAT

Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC), những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT gồm:

- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.

Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

- Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

- Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%, 5%, 10%

Thuế suất thuế GTGT là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế GTGT gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%.

  • Cách tính thuế giá trị gia tăng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp trực tiếp trên GTGT hoặc phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

  • Hoàn thuế giá trị gia tăng

* Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

BẢNG DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ GTGT THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU

1) Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ 1%

- Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

2) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%

- Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ;

- Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác;

- Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

- Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;

- Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

- Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

- Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

- Các dịch vụ khác;

- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

3) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%

- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

- Khai thác, chế biến khoáng sản;

- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

- Dịch vụ ăn uống;

- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

4) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%

- Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;

- Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên.

Nổi bật:

+ Thu nhập chịu thuế TNCN

+ Trường hợp phải kê khai thuế TNCN