Luật đấu thầu 43 mới nhất: Quy định về đấu thầu qua mạng
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 thay thế Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11. Tra cứu nội dung luật đấu thầu mới nhất và quy định về đấu thầu qua mạng hiện nay.
Đấu thầu là gì? Đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Khoản 12 Điều 4)
- Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Khoản 13 Điều 4).
- Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu (Khoản 14 Điều 4).
- Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu (Khoản 15 Điều 4).
Tra cứu nội dung luật đấu thầu 2013
Lộ trình đấu thầu qua mạng hiện hành
Ngày 01/02/2020, Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT chính thức có hiệu lực. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh đến lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.
Xem thêm