Điều kiện bảo hộ tên thương mại, tên công ty
Tên thương mại có phải tên công ty không? Luật Trí Nam tư vấn quy định về tên thương mại và tên công ty để cùng làm rõ việc doanh nghiệp cần làm gì để đăng ký bảo hộ tên thương mại trong kinh doanh.
Tên thương mại là gì?
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh - Khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng (Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Với khái niệm này, tên thương mại và tên công ty được phân biệt như sau:
Tiêu chí | Tên thương mại: Cty Hoàng Long | Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Long |
Thành phần |
Chỉ bao gồm tên gọi, từ ngữ, cấu tao bao gồm:
|
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
|
Xác lập quyền |
Không cần đăng ký |
Phải đăng ký. |
Tác dụng | Phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực, khu vực | Phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác |
Số lượng | Một chủ thể kinh doanh chỉ có một tên thương mại | Một doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp |
Thời hạn bảo hộ |
Chỉ chấm dứt khi không còn được sử dụng |
Chỉ chấm dứt khi doanh nghiệp giải thể |
Phạm vi bảo hộ | Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh | Bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia |
Chuyển nhượng |
Tên thương mại không được chuyển giao, chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. |
Tên doanh nghiệp không được chuyển giao, chuyển nhượng |
Điều kiện để bảo hộ tên thương mại bao gồm:
- Tên thương mại được có khả năng phân biệt bằng việc đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
(Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
- Không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
(Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Hành vi nào xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp?
- Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
- Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
(Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về tên thương mại và tên công ty trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng các chia sẻ sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc áp dụng pháp luật.
Nổi bật