Thang bảng lương là gì? Cách lập bảng lương 2023
Bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Quy định pháp luật về bảng lương và thang bảng lương như sau:
Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương là hệ thống trả lương xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương để làm cơ sở trả lương cho người lao động. Do đó:
- Thang bảng lương ít được sử dụng trong việc quản lý lao động thuộc các doanh nghiệp tư nhân.
- Căn cứ vào thang bảng lương, người quản lý sẽ dễ dàng phân loại được từng nhóm và năng lực lao động trong đơn vị/ doanh nghiệp của mình.
- Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc mà Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.
- Lý do doanh nghiệp cần lập thang bảng lương bao gồm:
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần nộp thang bảng lương cho nhà nước.
- Thứ hai, thang bảng lương nhằm đảm bảo tính minh bạch trong việc thanh toán lương, đồng thời nhà quản lý dễ dàng trả lương cho người lao động.
- Thứ ba, xây dựng thang bảng lương nhà nước cho người lao động quy định, dựa trên thỏa thuận và năng lực của người lao động để làm căn cứ hợp pháp cho việc trả lương, điều này tạo động lực cho người lao động phấn đấu để có thể tăng lương. Đồng thời cũng để thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc quản lý chi phí.
Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
Trước đây, người sử dụng lao động hay doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên thì phải đăng ký thang lương bảng lương với cơ quan Nhà nước tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, từ khi ban hành Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 thì không còn quy định này nữa. Cụ thể, theo Điều 93 của Bộ luật lao động 2019 có quy định về việc xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp. Trong Điều luật có quy định rõ:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động tại nơi có tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Như vậy, kể từ sau Bộ luật Lao động 2019, thì doanh nghiệp không cần phải đăng ký thang bảng lương lên cơ quan Nhà nước nữa. Thay vào đó, người sử dụng lao động chỉ cần:
- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động
- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Lập thang, bảng lương có lợi ích gì?
Lập thang, bảng lương là rất cần thiết bởi bảng lương là căn cứ để công ty tổ chức tuyển và sử dụng lao động; thỏa thuận mức lương và trả lương người lao động (Khoản 1 Điều 93 Bộ Luật lao động 2019).
Ngoài ra, xây dựng thang, bảng lương là cách thể hiện tính minh bạch, chuyên nghiệp trong hoạt động của chính công ty, từ đó người lao động có động lực phấn đấu để đạt mức lương cao hơn; đồng thời giúp doanh nghiệp có thể quản lý chi phí lương hiệu quả hơn.
Thủ tục thông báo khi lập thang, bảng lương
Trước đây theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP (đều đã hết hiệu lực), doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên thì phải làm thủ tục đăng ký thang, bảng lương cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi cơ sở sản xuất – kinh doanh của công ty hoạt động, đồng thời công khai thang, bảng lương tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 93 Bộ Luật lao động năm 2019, từ ngày 01/01/2021, các công ty không cần phải thực hiện thủ tục này nữa. Khi xây dựng thang, bảng lương thì doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và tiến hành công bố cho tất cả người lao động tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Lập thang, bảng lương căn cứ theo giấy tờ gì?
Hệ thống thang, bảng lương do công ty xây dựng cần có những loại tài liệu sau:
- Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp;
- Thang lương, bảng lương của doanh nghiệp (có thể là lập mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Thang, bảng lương cần xây dựng dựa vào mức lương tối thiểu từng vùng hiện đang quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2022);
- Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng đối với từng chức danh (trong bảng tiêu chuẩn phải quy định cụ thể các yêu cầu với người lao động: kỹ năng văn phòng, chuyên môn, ngoại ngữ; lĩnh vực, số năm kinh nghiệm tương ứng với từng công việc);
- Biên bản lấy ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở về thang, bảng lương (nếu công ty chưa có công đoàn, cần lấy ý kiến của tất cả người lao động trong công ty).
Xử phạt vi phạm về xây dựng thang, bảng lương
Hiện nay, tuy không cần làm phải nộp thang bảng lương cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở, nhưng nếu vi phạm vào một trong các hành vi dưới đây thì công ty vẫn bị áp dụng mức phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Doanh nghiệp không công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện thang lương, bảng lương; hoặc không xây dựng thang, bảng lương thì sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, khi xây dựng thang, bảng lương mà công ty không tham khảo, lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc của tập thể người lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Tham khảo: