Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý thế nào?
Yêu cầu soạn thảo hợp đồng nguyên tắc để xác lập việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mang tính chất thường xuyên, liên tục là rất phổ biến, và đây cũng là vấn đề pháp lý được nhiều doanh nghiệp, tổ chức quan tâm. Công ty Luật Trí Nam xin tư vấn hiệu lực pháp luật của hợp đồng nguyên tắc để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trong thực tiễn.
Hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận giữa các bên xác lập các quyền, nghĩa vụ nhất định. Hợp đồng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện bao gồm:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với thỏa thuận được xác lập tại hợp đồng;
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Với vai trò là nền tảng cho thỏa thuận mua bán, cung ứng dịch vụ, nội dung hợp đồng nguyên tắc thường được xây dựng theo hướng tạo hành lang pháp lý, điều kiện chung để các bên xác lập việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ thuận tiện. Pháp luật hiện hành không quy định nội dung phải có trong hợp đồng nguyên tắc.
Hiện tại, các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng nguyên tắc rất linh hoạt ví dụ trong quan hệ mua bán hàng hóa, hai bên sử dụng một hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa điều chỉnh cho các hoạt động mua bán hàng hóa chung giữa hai bên. Còn đối với một số đơn hàng cần có sự thỏa thuận riêng, cụ thể hơn các bên lập hợp đồng mua bán riêng và thỏa thuận rõ việc loại trừ phạm vi điều chỉnh của hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng đơn lẻ nói trên. Đây là ví dụ về sự vận dụng linh hoạt của hợp đồng nguyên tắc trong thực tiễn.
Soạn thảo hợp đồng nguyên tắc chính xác
Theo Luật Trí Nam việc soạn thảo hợp đồng nguyên tắc chính xác, chặt chẽ cần dựa trên bản chất hợp đồng mà các bên giao kết đang cần xây dựng. Cụ thể:
1. Với bản chất hợp đồng nguyên tắc là một loại thỏa thuận có điều kiện trong tương lai. Nghĩa là nếu có một sự kiện, hành động cụ thể nào đó trong tương lai phát sinh thì các quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc mới phát huy hiệu lực.
Ví dụ: Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa xác lập nội dung định kỳ hàng tháng, Bên mua sẽ gửi cho Bên bán một đơn đặt hàng với các nội dung cụ thể về số lượng, đơn giá, quy cách và địa điểm giao hàng, trên cơ sở đó, hàng hóa sẽ được mua bán theo nội dung đã xác lập. Điều kiện ở đây chính là đơn đặt hàng của bên mua.
2. Với bản chất hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận đưa ra các cam kết khung, có tính chất bao quát và nguyên tắc để làm cơ sở cho các cam kết khác cụ thể hơn, rõ ràng hơn và đầy đủ hơn trong tương lai. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên chưa đủ điều kiện để ký kết một hợp đồng cụ thể do chưa đủ thông tin, chưa đủ cơ sở pháp lý …..
Ví dụ: hợp đồng nguyên tắc mua bán dự án giữa A và B, trong đó A cam kết bán cho Bên B dự án đang chuẩn bị khởi công làm móng. Lúc này, A chưa thể ký kết hợp đồng bán cho B vì dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng …
Mẫu hợp đồng nguyên tắc thông dụng
Thực tiễn việc sử dụng hợp đồng nguyên tắc cung ứng dịch vụ, hàng hóa có sự khác biệt về điều khoản hợp đồng theo tính chất của dịch vụ, tính chất của hàng hóa mua bán, gia công. Luật Trí Nam chia sẻ mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa thông dụng để Quý vị định hình nội dung và cách soạn thảo mẫu hợp đồng nguyên tắc trong thực tiễn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN HÀNG HÓA
(Số: 01/20.../HĐNT)
- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …Hà Nội, chúng tôi gồm:
- BÊN BÁN:
Địa chỉ :
Điện thoại :
Mã số thuế : …
Đại diện : … Chức vụ:
(Sau đây gọi là “Bên A”)
- BÊN MUA:
Địa chỉ :
Điện thoại :
Mã số thuế : …
Đại diện : … Chức vụ:
(Sau đây gọi là “Bên B”)
Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:
- Điều 1: Các nguyên tắc chung
- Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của pháp luật.
- Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
- Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.
- Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.
- Các tài liệu có liên quan và gắn liền với Hợp đồng này bao gồm:
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu là nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.
- Điều 3: Hàng hóa mua bán
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:
- Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.
- Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản Hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.
- Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.
Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản 888888888888 mở tại Ngân hàng Vietcombank
Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).
- Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A
- Quyền của bên bán
- Nghĩa vụ của bên bán
- Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B
- Quyền của bên mua
- Nghĩa vụ của bên mua
- Điều 7: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền 1.000.000.000 đồng.
- Điều 8: Bảo mật
- Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.
- Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.
- Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.
- Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.
- Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng
Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của các Bên.
Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;
b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
c) Một trong các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;
d) Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.
- Điều 11: Giải quyết tranh chấp
Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng. Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai Bên.
- Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….
Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn Hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trên đây là các chia sẻ hữu ích của Luật Trí Nam về mẫu hợp đồng nguyên tắc. Quý khách hàng có vấn đề pháp lý cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745