Quyền tác giả của tác phẩm biên soạn: Biên soạn là gì?
Biên soạn là việc tạo lập tác phẩm thông qua việc thu thập và chọn lọc các tài liệu liên quan đến một chủ đề nhất định như đề tài khoa học hoặc công trình nghiên cứu. Người biên soạn là tác giả của công trình biên soạn đó.
Tác phẩm biên soạn đăng ký bản quyền thế nào?
Theo khoản 8, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2019, tác phẩm biên soạn được bảo bộ quyền tác giả từ khi được sáng tạo ra dưới dạng tác phẩm phái sinh. Theo đó, tác phẩm biên soạn được bảo hộ bản quyền với điều kiện không được phương hại và làm ảnh hưởng đến bản quyền của tác giả và tác phẩm gốc của họ (khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2019).
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ biên giáo trình, sách giáo khoa
Theo quy định Điều 9 của Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học được ban hành kèm theo Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ biên của Ban biên soạn giáo trình như sau:
- Tổ chức biên soạn giáo trình theo đúng đề cương giáo trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của giáo trình, tiếp thu, sửa chữa nội dung giáo trình theo góp ý của các nhà khoa học và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định.
- Đề xuất với Hiệu trưởng thay thế hoặc bổ sung thành viên tham gia biên soạn giáo trình khi thấy cần thiết.
- Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và các chính sách của cơ sở giáo dục đại học đối với việc biên soạn giáo trình.
Phân biệt chủ biên với các loại tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ
- Chủ biên trong một tác phẩm có nhiều tác giả tham gia rất dễ gây nhầm lẫn đối với các loại tác giả trong luật sở hữu trí tuệ. Do vậy, chúng tôi xin đưa ra các thông tin về các loại tác giả dựa theo nguồn gốc của các phẩm như sau:
- Tác giả là những người tạo ra tác phẩm gốc (Nguyên tác): Là những người bằng lao động sáng tạo trí tuệ tạo ra tác phẩm với một nội dung, chủ đề, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới.
- Tác giả tác phẩm phái sinh: Là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, bao gồm:
- Tác giả dịch thuật: là người dịch tác phẩm của người khác từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật khi được diễn đạt bằng một ngôn ngữ thì phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ đó.
Do vậy, khi chuyển tác phẩm sang một ngôn ngữ khác thì người dịch phải sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở tài năng sáng tạo, trí tuệ của mình.
- Tác giả phóng tác: Là người tạo ra tác phẩm theo phong cách sáng tạo của riêng mình từ nội dung của một tác phẩm đã công bố trước đó.
- Tác giả cải biên: Là người sáng tạo ra tác phẩm bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt từ tác phẩm gốc.
- Tác giả biên soạn: Là người từ các tác phẩm và các tài liệu khác để tạo ra tác phẩm theo sự sáng tạo của riêng mình.
- Tác giả chú giải: Là người làm rõ nghĩa một số từ, câu hoặc địa danh trong tác phẩm đã có trước đó.
- Tác giả tuyển chọn: Là người sử dụng sự sáng tạo của mình để tập hợp một cách có chọn lọc những tác phẩm của một hay nhiều tác giả thành một tác phẩm tuyển tập hoặc tuyển chọn theo chủ đề nhất định.
Các chia sẻ của Luật Trí Nam quy định về biên soạn là gì hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật.
Tham khảo: