Luật sư là những ai?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, chỉ luật sư mới được cung cấp dịch vụ pháp lý chính thức cho cá nhân, tổ chức. Luật sư không chỉ là người có trình độ pháp lý đơn thuần, mà còn phải có đạo đức phù hợp và có kỹ năng nghề nghiệp.

Đặc điểm của nghề luật sư

Nghề Luật sư có các đặc thù như: (1) nghề Luật sư đòi hỏi những người hành nghề Luật sư phải có trình độ chuyên môn và có tính chuyên nghiệp cao; (2) Luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình; (3) Luật sư là một nghề không chỉ đòi hỏi về chuyên môn cao, mà còn đòi hỏi người hành nghề phải có tư cách đạo đức tốt.

Đây là những phân tích rất sâu và hữu ích không chỉ cho việc nghiên cứu lý luận, mà còn cho hoạt động thực tiễn hành nghề Luật sư. Tuy nhiên đây là các phân tích về Luật sư hơn là phân tích về nghề Luật sư.

Nghề Luật sư có những đặc điểm sau trong sự đối sánh với các nghề nghiệp khác:

Thứ nhất, nghề Luật sư là một nghề nghiệp được thực hiện bởi các Luật sư - những người được đào tạo đặc biệt để có trình độ pháp lý, kỹ năng pháp lý và đạo đức nghề luật thích hợp. Đặc điểm này nói tới chủ thể của hoạt động Luật sư (như trên đã nói bao gồm: tranh tụng, tư vấn, đại diện…). Chính bởi tính chất đặc biệt về chuyên môn của loại hoạt động này và sự tác động lớn của nó tới cá nhân cụ thể và cộng đồng, nên đòi hỏi phải có một loại chủ thể đặc biệt. Thông thường nghề luật sư lựa chọn những người đã có trình độ pháp lý cao và có đạo đức thích hợp để đào tạo nghề. Hầu hết các nước đi theo khuynh hướng này chứ không lựa chọn những người bình thường để đào tạo luật sư. Trong khi đó hầu hết các nghề nghiệp khác đào tạo những người bình thường để có trình độ, kỹ năng và đạo đức phù hợp, trừ những yêu cầu nghề nghiệp đặc biệt về sức khỏe (như quân đội, thợ mỏ, hàng hải…), về năng khiếu (như kiến trúc, nghệ thuật…). Bác sĩ y khoa không bắt đầu từ những người đã có trình độ y học nhất định. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới, người ta đào tạo bác sĩ y khoa từ những người bình thường tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối với nghề kiến trúc sư cũng vậy, nhưng bắt đầu từ người có năng khiếu nhất định về hội họa, tốt nghiệp trung học phổ thông… Đặc điểm này của nghề Luật sư dẫn tới sự khác biệt lớn trong quy chế vào nghề của Luật sư so với quy chế vào nghề của thương nhân và những người cung cấp dịch vụ khác mà đòi hỏi pháp luật phải chú ý.

Thứ hai, nghề Luật sư là một nghề nghiệp tự do. “Luật sư độc lập trong hành nghề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình”. Đặc điểm này của nghề Luật sư hình thành do chính tính chất hoạt động “không thể dựa dẫm” của Luật sư liên quan tới từng hoàn cảnh cụ thể quy định (vụ việc cụ thể, hoàn cảnh tư vấn cụ thể…). Đặc điểm này tác động rất lớn tới việc tổ chức hành nghề luật sư. Vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với luật sư cũng có những tính chất riêng biệt so với việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thương mại hoặc dịch vụ khác. Rất nhiều ý kiến hiện nay cho thấy: số lượng luật sư được cấp thẻ hành nghề thì đông, nhưng số lượng luật sư hành nghề và kiếm sống được bằng nghề luật sư một cách thực chất đúng với nghĩa là hành nghề luật sư thì không nhiều, có thể chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số các luật sư được cấp thẻ hành nghề. Số luật sư này cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp toàn thời gian không nhiều. Số lượng luật sư làm theo kiểu “thời vụ” hoặc một phần thời gian cho thấy việc ràng buộc luật sư vào một tổ chức nhất định không phải là một khâu quản lý có tính chất bắt buộc.

Thứ ba, nghề nghiệp luật sư là một nghề cung cấp dịch vụ có đối khoản được lượng hóa rất tương đối. Dịch vụ mà luật sư cung cấp có các chức năng: (1) chức năng chỉ dẫn; và (2) chức năng phản biện. Đây là các chức năng chủ yếu của luật sư đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Luật sư, tức là Luật sư khi bán ra dịch vụ pháp lý và luôn thu lại một đối khoản thể hiện đúng tính chất luật sư là một nghề nghiệp, trừ những hoạt động có tính chất đóng góp cho xã hội gần giống như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ví dụ như trợ giúp pháp lý, phổ biến, tuyên truyền pháp luật không lấy tiền. Bởi Luật sư là những người am hiểu tường tận về pháp luật và cả những đường lối cũng như cách thức xử lý các vi phạm pháp luật, cho nên luật sư cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhằm chỉ dẫn cho khách hàng hành xử đúng pháp luật trong các hoạt động sống của mình và góp phần phản biện để áp dụng đúng pháp luật cho những vụ việc tranh chấp cụ thể được đưa ra các cơ quan tài phán. Tuy nhiên, sự bù đắp công sức do luật sư bỏ ra và sự sáng tạo do luật sư đem lại luôn là vấn đề gây tranh luận. Sự bù đắp ở đây chỉ có tính tương đối trên những cơ sở thiếu chắc chắn, nhất là đối với những gì mà luật sư sáng tạo ra trong việc hiểu pháp luật và tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp cụ thể đó, góp phần phát triển án lệ.

Thứ tư, nghề nghiệp Luật sư là một nghề “bán kinh doanh” bởi phẩm chất của Luật sư trong điều kiện hiện nay được đánh giá không chỉ là người tuân thủ pháp luật, có kỹ năng và kỷ luật, trình độ tinh thông nghề nghiệp, tận tâm với khách hàng, mà còn phải là người có tấm lòng yêu thương đối với xã hội, có lối sống lành mạnh, lòng đầy tự tin vào chính nghĩa, tin vào công bằng xã hội. Vì vậy, Luật sư không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ để lấy tiền như những nghề nghề nghiệp khác, mà còn là những người đóng góp trực tiếp cho việc bảo đảm tuân thủ pháp luật. Hoạt động kinh doanh đơn thuần thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà giá cả của nó do quan hệ cung cầu quyết định đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Còn trong nghề Luật sư, mỗi hoạt động cung cấp dịch vụ đơn lẻ đều đóng góp trực tiếp cho sự tuân thủ pháp luật và bình ổn của xã hội.

Dịch vụ pháp lý của luật sư là gì?

Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác (Luật luật sư 2012)

Tại Luật Trí Nam chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm:

  • Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, cá nhân
  • Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, lao động.
  • Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức
  • Dịch vụ soạn thảo hợp đồng, công văn, đơn thư.
  • Dịch vụ tư vấn thường xuyên theo tháng cho doanh nghiệp

Quý khách hàng cần mời luật sư ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Tham khảo:

+ Dịch vụ luật sư uy tín

+ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật

+ Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp