Tầm quan trọng của nhãn hiệu, thương hiệu trong kinh doanh

Thương hiệu, logo hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là “nhãn hiệu” có ba vai trò quan trọng đối với chủ thể kinh doanh gồm:

  • Nhãn hiệu là cơ sở để tạo nên thương hiệu và danh tiếng của công ty: Chúng tạo ra mối quan hệ tin cậy với khách hàng, điều đó cho phép doanh nghiệp thiết lập một tập hợp khách hàng trung thành và nâng cao thiện chí của công ty.
  • Nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng: Chúng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và làm cho sản phẩm nổi bật.
  • Nhãn hiệu giúp ngăn ngừa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng: Chúng chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm và mức chất lượng nhất quán.

Việc đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để quảng bá thương hiệu, tạo dựng uy tín sản phẩm gắn với nhãn hiệu hàng hóa nhưng lại bị người khác sử dụng, chiếm đoạt hoặc đăng ký trước là một thiệt hại và rủi ro to lớn mà bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng không muốn gặp phải.

Lợi ích trong việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Nhưng theo Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp) -> Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.

Như vậy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền sẽ đem lại 5 lợi ích cơ bản sau:

  • Nhãn hiệu đã đăng ký giúp tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lòng khách hàng;
  • Dùng nhãn hiệu đã đăng ký giúp khẳng định uy tín thương hiệu của doanh nghiệp;
  • Đăng ký nhãn hiệu giúp tránh những rủi ro về vi phạm pháp luật;
  • Nhãn hiệu là tài sản lâu dài của doanh nghiệp nên việc đăng ký nhãn hiệu giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp;
  • Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng khai thác giá trị của thương hiệu trong việc bán hoặc chuyển giao một phần quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể khác.

Đăng ký sở hữu nhãn hiệu cần những gì?

Hiểu được giá trị của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng quan trọng như việc xác định những dấu hiệu cần bảo hộ trong nhãn hiệu của mình. Bởi không ít chủ sở hữu nhãn hiệu chưa nắm được việc phải bảo hộ độ quyền cái gì khi tìm hiểu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Quý khách hàng hãy liên hệ ngay Công ty Luật Trí Nam để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ky nhãn hiệu độc quyền và nhận giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan mà Quý vị đang tìm hiểu.

Tham khảo:

+ Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

+ Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu