Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu

Nhiều khách hàng liên hệ Luật Trí Nam nhờ trợ giúp giải quyết việc có đối thủ đổi diện quảng cáo thương hiệu tương tự của mình gây khách hàng nhầm hiểu và liên hệ sai nơi cần đến. Pháp luật không bắt buộc bạn, đơn vị bạn phải đăng ký bảo hộ thương hiệu nhưng nếu không đăng ký thì bạn sẽ không có cơ sở để yêu cầu dừng các hành vi vi phạm thương hiệu. Thêm nữa việc bạn đang sử dụng thương hiệu là một khó khăn nếu đối thủ muốn đăng ký bao vây thương hiệu trước bạn, tuy nhiên nếu bạn không đăng ký thương hiệu thì cũng đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua cơ hội phòng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh từ đối tác. Chúng tôi xin liệt kê 4 rủi ro chính khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu bạn có thể đối diện:

  1. Mất quyền đăng ký nhãn hiệu: Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
  2. Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
  3. Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép: Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm: khởi kiện tại tòa án nhân dân; xử phạt vi phạm hành chính.
  4. Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh: Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.

Như vậy, có thể thấy đăng ký bảo hộ thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc khi kinh doanh nhưng là thủ tục nên thực hiện và cần thực hiện đầy đủ để có một phương án kinh doanh bền vững.

Vậy, đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Thương hiệu là biểu tượng của cá nhân, doanh nghiệp như logo, tên gọi … gắn lên hàng hoá, biển hiệu, bao bì, website, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Đăng ký thương hiệu là thủ tục khai nộp hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại Luật sở hữu trí tuệ. Đăng ký thương hiệu là thủ tục giúp bạn, đơn vị bạn:

  • Thứ nhất, được sở hữu độc quyền thương hiệu trong thời hạn 10 năm trừ trường hợp chính thương hiệu bạn đăng ký đã trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với thương hiệu của bên khác đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận trước đó.
  • Thứ hai, tất cả các hành vi sử dụng thương hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với thương hiệu mà bạn đăng ký đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi này khiến cho bên vi phạm buộc phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm, có thể phải thu hồi hàng hóa vi phạm, gỡ bỏ biển quảng cáo vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu họ gây ra cho bạn, đơn vị bạn.
  • Thứ ba, bạn được quyền chuyển giao thương hiệu cho người khác trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng,... và các phương thức hợp pháp mà pháp luật quy định.

Thủ tục đăng ký thương hiệu có nhiều tác dụng thế thì thực hiện có khó không, có mất nhiều thời gian không?

Thời gian và chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu hiện nay

  • Thông thường thời gian trung bình cho việc hoàn thành thủ tục đăng ký thương hiệu là 24 tháng. Trong đó:
  1. Cục sở hữu trí tuệ sẽ xác nhận việc nộp đơn đăng ký thương hiệu ngay khi bạn gửi đơn và đóng đủ lệ phí theo quy định.
  2. 30 – 45 ngày tiếp theo Cục SHTT sẽ ban hành quyết định chấp nhận hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc thông báo yêu cầu sử đổi, bổ sung, giải trình làm rõ nội dung đơn đăng ký thương hiệu nếu hình thức đơn không đúng quy định.
  3. Thời gian tiếp theo là thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu. Kết quả của thủ tục sẽ cho biết chính xác thương hiệu bạn đăng ký có được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền từ cục SHTT không.
  • Chi phí đăng ký thương hiệu được xác định theo phạm vi kinh doanh đăng ký độc quyền. Nguyên tắc là càng đăng ký rộng càng tốn chi phí bạn nhé.

Tại Luật Trí Nam chi phí dịch vụ đăng ký thương hiệu chỉ từ 2.200.000đ/ 01 thương hiệu. Với dịch vụ uy tín thì đây là mức giá vô cùng cạnh tranh mà bạn có thể tìm kiếm hiện nay. 

Dịch vụ đăng ký thương hiệu thực hiện những công việc gì?

Dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Luật Trí Nam thực hiện những công việc sau:

✔ Tra cứu thông tin liên quan đến Thương hiệu;

✔ Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng thương hiệu;

✔ Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;

✔ Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;

✔ Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;

✔ Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu;

✔ Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu;

✔ Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký.

Như vậy Luật Trí Nam thực hiện tất cả các công việc cần thiết để thương hiệu của bạn được chứng nhận độc quyền. Toàn bộ thủ tục đăng ký thương hiệu chỉ yêu cầu bạn cung cấp cho chúng tôi: (i) Giấy ủy quyền; (ii) Mẫu thương hiệu đăng ký. Chúng tôi sẽ thay mặt thực hiện tất cả các công việc liên quan.

Kinh nghiệm thiết kế thương hiệu để có thể đăng ký độc quyền

Trong vai trò đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền cho khách hàng, Luật Trí Nam có cái nhìn rất mới về tính mỹ thuật của thương hiệu. Chúng tôi thấy rằng mỹ thuật không chỉ phản ánh vè đẹp của thương hiệu theo cảm quan cá nhân mà nó còn là sự phù hợp với đối tượng khách hàng chính, là sự đồng bộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu mà đơn vị bạn đang gây dựng và đương nhiên nó phải phù hợp với sở thích của đơn vị chủ quản. Tính mỹ thuật của thương hiệu cũng góp phần năng cao khả năng được chứng nhận độc quyền trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu bởi nó gia tăng tính phân biệt giữa thương hiệu của đơn vị bạn với thương hiệu của các đơn vị khác, cá nhân khác. Vậy vì sao thực tiễn triển khai dịch vụ đăng ký thương hiệu cho khách hàng Luật Trí Nam lại lựa chọn mẫu thương hiệu đăng ký là đen trắng, là dạng chữ cái đơn thuần, ...? Có nhiều lý do quý vị ạ, phần lớn lý do đến từ việc mẫu thương hiệu khách hàng đang sử dụng có thành phần quan trọng cần bảo hộ chi tiết, rõ ràng mới giúp phòng tránh triệt để sự sao chép, hành vi làm giả, làm nhái,... Lý do cũng có thể đến từ việc thời điểm đăng ký thương hiệu khách hàng mới đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nên mong muốn xác lập sở hữu độc quyền thương hiệu trước khi sử dụng tên thương mại nài vào việc đăng ký kinh doanh. Song song đó cũng đến từ việc nhiều yếu tố trong mẫu thương hiệu không thuộc trường hợp được đăng ký độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng lựa chọn. Đánh giá này thường được luật sư ghi nhận cụ thể trong thư tư vấn về đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.

  • Vậy những yếu tố, thành phần nào trong thương hiệu không được đăng ký bảo hộ độc quyền? Những yếu tố, thành phần nào bị cấm trong việc sử dụng làm thương hiệu? Hai vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể trong luật sở hữu trí tuệ, cụ thể: Yếu tố cấu thành thương hiệu là thành phần mô tả cho sản phẩm, dịch vụ đăng ký độc quyền như: Là từ hoặc cụm từ chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, phương thức kinh doanh; Là từ chỉ chức năng, chất lượng, chủng loại, thành phần sản phẩm; Nhiều người biết và công nhận như từ/ cụm từ “chung”.
  • Thứ hai, thương hiệu được hình thành từ cá yếu tố, hành phần quá đơn giản: Nhãn hiệu chỉ bao gồm 1 chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có 2 chữ số nhưng không thể đọc được như một từ kể cả khi có kèm theo chữ số. Hoặc những hình học đơn giản như vuông, tròn, tam giác,…
  • Thứ ba, thương hiệu được hình thành chỉ từ yếu tố, thành phần chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hóa, dịch vụ Ví dụ: Hanoi, Thái Bình,…

Như vậy ngay từ khi đưa ra ý tưởng để thiết kế thương hiệu thì Quý vị đã cần nắm bắt cá quy định pháp luật để chọn các yếu tố, thành phần hình thành thương hiệu sao cho nó không quá rối rắm, nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được thông điệp mà mình mong muốn.

Quy trình triển khai thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền Luật Trí Nam có hỗ trợ tư vấn chia sẻ ý kiến của luật sư với khách hàng về cách thức thiết kế thương hiệu cho bạn. Vì vậy yêu cầu luật sư hỗ trợ sớm từ khâu thiết kế là điều bạn nên làm để có được một thương hiệu vừa độc đáo vừa có khả năng đăng ký độc quyền.

Những sản phẩm, hàng hóa bạn nên lựa chọn khi đăng ký thương hiệu

Như chúng tôi đã nói lệ phí đăng ký thương hiệu được xác định theo số nhóm dịch vụ bạn đăng ký, số sản phẩm dịch vụ trong mỗi nhóm, tức là đăng ký càng rộng càng tốn phí. Như vậy việc chọn ít sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu có phải điều cần thiết?

Theo chúng tôi giá trị thương hiệu được bảo hộ sẽ lớn hơn rất nhiều số lệ phí nhà nước mà quý vị đang tích kiệm. Tất nhiên các tập đoàn lớn như Vingroup, Viettel,... cũng không bỏ chi phí ra đăng ký thương hiệu trong tất cả các lĩnh vực bởi nó không nằm ở chi phí, mà đó là sự không cần thiết.

Tại Luật Trí Nam chúng tôi đảm bảo giúp bạn lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền phù hợp nhất để phạm vi bảo hộ rộng nhất mà chi phí thấp nhất. Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0934.345.745 để cùng trao đổi thêm nội dung này.

Bạn được sở hữu độc quyền thương hiệu trong bao nhiêu năm?

Luật sở hữu trí tuệ không cấm chủ sở hữu thương hiệu gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi hết thời hạn 10 năm đầu tiên. Số lần gia hạn là không hạn chế, và khi bạn vẫn muốn duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền đó cho bạn. Thực tế pháp luật quy định cả trường hợp gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi đã hết hạn, điều đó thể hiện ý chí tạo điều kiện cho chủ sở hữu thương hiệu lâu dài và ổn định nhất có thể.

Đăng ký thương hiệu và Đăng ký nhãn hiệu có gì khác nhau?

“Đăng ký nhãn hiệu” là thuật ngữ pháp lý luật định, cách gọi “Đăng ký thương hiệu” là một cách gọi khác, một phạm trù nhỏ trong đăng ký nhãn hiệu. Do đó hai thủ tục được hiểu là cùng chỉ về cùng một quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Do đó báo giá Luật Trí Nam ghi nhận trong báo giá dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cũng đồng thời là chi phí trọn gói của chúng tôi trong triển khai thủ tục đăng ký thương hiệu đang phân tích trong bài viết này.

Công ty Luật Trí Nam rất mong được đồng hành bảo vệ thương hiệu cho bạn và đơn vị bạn. Chúc các bạn thành công!

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn