Hợp đồng góp vốn 2023: Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp pháp
Hợp đồng góp vốn là thỏa thuận hợp tác dùng tiền, tài sản để kinh doanh hoặc thực hiện một công việc nhất định. Căn cứ vào mục đích góp vốn để xác định nội dung cần có trong hợp đồng và pháp luật điều chỉnh hợp đồng góp vốn.
Đặc điểm của hợp đồng góp vốn bao gồm:
- Hợp đồng góp vốn có thể có nhiều bên tham gia và được phép thay đổi chủ thể góp vốn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Đối tượng hợp đồng góp vốn là tiền, tài sản, công sức mà các bên thỏa thuận đóng góp.
- Mục đích hợp đồng góp vốn rất đa dạng miễn không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc chấm dứt theo mục đích góp vốn mà các bên thỏa thuận.
- Hợp đồng có thể ghi nhận người đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba.
- Với những đặc điểm nói trên hợp đồng góp vốn là phương thức thỏa thuận hữu hiệu cho việc hợp tác trong kinh doanh, đầu tư và giao dịch dân sự khác.
Hình thức hợp đồng góp vốn
- Hợp đồng góp vốn đảm bảo hình thức tuân thủ theo mục đích tạp lập hợp đồng ví dụ: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đại theo Luật đất đai.
- Hoặc Hợp đồng góp vốn để hợp tác kinh doanh phải lập thành văn bản theo quy định tại Luật đầu tư 2020.
Hợp đồng góp vốn cần có những nội dung gì?
Điều khoản có bản của hợp đồng góp vốn là những nội dung mà nếu thiếu thì thỏa thuận góp vốn không thể thực hiện được mục đích, công việc mà các bên hướng tới. Theo Luật Trí Nam hợp đồng góp vốn cần có những nội dung sau:
- Thông tin chủ thể ký kết hợp đồng góp vốn
- Thỏa thuận mục đích góp vốn
- Thỏa thuận hình thức, phương thức, giá trị và thời hạn góp vốn
- Thỏa thuận cách thức quản lý vốn góp, sử dụng vốn góp
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn
- Quy định về phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng
- Quy định về rút phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp
- Thỏa thuận về tài sản chung hình thành từ hợp đồng góp vốn đã ký kết và cách định đoạt tai sản chung.
- Thỏa thuận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn.
9 nội dung quan trọng này cũng là những vấn đề cần làm rõ để thể hiện chi tiết, đầy đủ khi soạn thảo hợp đồng góp vốn. Bởi bản chất của hợp đồng là để ghi nhận lại các thỏa thuận của các bên để cùng thực hiện, cùng làm vì lợi ích chung và lợi ích riêng nên hợp đồng góp vốn khi chặt chẽ, có chế tài rõ ràng sẽ giúp cho các bên tích cực thực hiện các nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng.
Công ty Luật Trí Nam nhận soạn thảo hợp đồng góp vốn cho khách hàng với 3 ưu điểm nổi bật:
- Dịch vụ soạn thảo hợp đồng uy tín, nhanh gọn.
- Hợp đồng soạn thảo được kiểm soát bởi luật sư kinh tế dày kinh nghiệm.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.
Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ pháp lý liên hệ ngay chúng tôi
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0904.588.557
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Soạn thảo hợp đồng góp vốn gồm các bước sau:
-
Bước 1: Xác định mục đích góp vốn để lựa chọn Luật điều chỉnh hình thức và nội dung hợp đồng góp vốn.
-
Bước 2: Xác định các thỏa thuận cần thiết liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc việc thực hiện từ hợp đồng góp vốn.
-
Bước 3: Soạn thảo dự thảo hợp đồng góp vốn với cách xây dựng nội dung góp vốn như sau:
Thông tin chủ thể của hợp đồng góp vốn:
- Chủ thể hợp đồng có thể là pháp nhân và cá nhân.
- Số lượng các chủ thể trong hợp đồng góp vốn là không giới hạn, theo thỏa thuận góp vốn của các chủ thể, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy theo quy mô của dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
- Nếu là pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn phải xác định đủ thông tin: Tên pháp nhân, mã số thuế, địa chỉ, thông tin người đại diện.
- Nếu pháp nhân là cá nhân thì phải có đủ: Họ và tên, quốc tịch, số CMTND/ CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ.
Thỏa thuận về mục đích góp vốn
Mục đích góp vốn rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của các bên miễn không vi phạm quy định pháp luật và trái đạo đức xã hội. Các bên có thể thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh bất động sản, góp vốn mở nhà hàng, góp vốn mở xưởng sản xuất…
Thỏa thuận hình thức, phương thức, giá trị và thời hạn góp vốn
Về phương thức góp vốn, vốn góp có thể là một trong các đối tượng sau:
- Tiền mặt. Nếu hợp đồng góp vốn giữa các cá nhân và pháp nhân Việt Nam thì chỉ có thể bằng VNĐ
- Tài sản (nếu là tài sản thuộc diện phải đăng ký thì phải có giấy chứng nhận đăng ký, thí dụ như xe máy, ô tô, du thuyền, máy bay, tầu thuỷ…)
- Quyền sử dụng đất đai nhà ở (phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở theo quy định của Luật đất đai)
- Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (phải được đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ)
- Công sức lao động
- Cần lưu ý đối với việc góp vốn vào công ty, góp vốn thành lập doanh nghiệp như sau:
- Đây là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty, góp vốn thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020:
- “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”
Thỏa thuận cách thức quản lý vốn góp, sử dụng vốn góp
- Cần thỏa thuận rõ, sau khi sử dụng tài sản (không phải tiền) để góp vốn thì có chuyển quyền sở hữu không, chuyển cho ai, phạm vi sử dụng phần vốn góp.
- Hình thức và phương thức quản lý phần vốn góp. Phần vốn góp có thể do bên thứ ba giữ hoặc do hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ
- Hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng, định đoạt vốn góp, mục đích sử dụng, phương thức quyết định
- Cách giải quyết trong trường hợp xảy ra thiệt hại, đã sử dụng hết phần vốn góp
- Hình thức, phương thức sở hữu đối với phần tài sản được tạo ra từ việc góp vốn
Quyền của các bên trong hợp đồng góp vốn
- Có quyền tham gia quyết định việc sử dụng nguồn vốn góp
- Có quyền được hưởng quyền và lợi ích chính đáng từ việc góp vốn, được hưởng lợi nhuận
- Quyền quản lý, giám sát đối với hoạt động của bên còn lại;
- Chuyển giao phần vốn góp cho bên thứ ba;
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn
- Có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết
- Có nghĩa vụ góp vốn đúng thời gian, thời hạn, giá trị
- Có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trong việc sử dụng vốn góp và có nghĩa vụ chịu thiệt hại chung theo thỏa thuận
- Có nghĩa vụ hợp tác tích cực trên nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, vì lợi ích chung và lợi ích của mỗi bên
Quy định về phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng
- Việc phân chia lợi nhuận sẽ dựa theo tỷ lệ góp vốn. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp vướng mắc là xác định tỷ lệ trên lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh chung thu lại được hay trên cơ sở nào, bởi các phát sinh liên quan đến cách tính chi phí, khấu hao, thuế và hạch toán sổ sách trong mô hình này không dễ dàng.
- Theo đó, các bên cần xây dựng một số nguyên tắc tính toán để vận hành về sau, tránh phụ thuộc vào người điều hành tại thời điểm chia lợi nhuận.
- Các bên thỏa thuận rõ về cách thức phân chia rủi ro. Thiệt hại xảy ra thuộc phần lỗi bên nào do bên đó chịu trách nhiệm dựa trên mức độ lỗi của mỗi bên, những phần thiệt hại chung không xác định được lỗi, rủi ro do thiên tai, dịch họa thì chịu thiệt hại bình đẳng
Rút phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp
- Đối với việc góp vốn nhằm mục đích đầu tư sản xuất, kinh doanh thì các bên được tự do thỏa thuận về nội dung này.
- Đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp thì các bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp
- Bước 4: Lấy ý kiến của các bên tham gia hợp đồng góp vốn
- Bước 5: Hoàn thiện hợp đồng góp vốn và triển khai ký kết thực hiện
Hợp đồng góp vốn thông dụng bao gồm:
- Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp (Áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2020)
- Hợp đồng góp vốn mua đất (Áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật đất đai)
- Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) (Áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015 và Luật đầu tư 2020)
- Hợp đồng góp vốn trong giao dịch dân sự (Áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015)
Quy định về tài sản chung từ việc góp vốn trong bộ luật dân sự 2015?
- Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
- Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
- Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
- Điều 215. Sở hữu chung hỗn hợp
1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
- Điều 216. Quản lý tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Điều 217. Sử dụng tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Điều 218. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.
- Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Điều 220. Chấm dứt sở hữu chung
Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Tài sản chung đã được chia;
2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;
3. Tài sản chung không còn;
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Các chia sẻ của Luật Trí Nam quy định về hợp đồng góp vốn hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc tham khảo các quy định pháp luật. Quý khách hàng có yêu cầu soạn thảo hợp đồng góp vốn, tư vấn hợp đồng góp vốn hãy liên hệ Luật Trí Nam ngay hôm nay.
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0904.588.557
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Dịch vụ hữu ích:
+ Dịch vụ soạn thảo hợp đồng uy tín