Quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

  • Bước 1: Hai bên thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
  • Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Bước 3: Chờ kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu từ Cục SHTT
  • Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã ghi nhận chủ sở hữu mới.

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu được coi là hoàn thành khi Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng. Trong quá trình chờ Cục SHTT thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, chủ sở hữu mới có thể nhận biết thủ tục của mình được chấp thuận thông qua việc cục SHTT:

  • Tiến hành ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
  • Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Mức thu lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu hiện nay

Lệ phí nộp cho Cục sở hữu trí tuệ khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

  • 120.000đ Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu
  • 230.000đ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu (mỗi đối tượng)
  • 120.000đ Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu
  •  550.000đ Phí thẩm định đơn
  • 600.000đ Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết

Giá trị của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong điều 148 Luật sở hữu trí tuệ, do đó hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

  1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu phải bao gồm:

  • Ủy quyền của chủ sở hữu cũ và mới cho Luật Trí Nam thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Luật Trí Nam trên cơ sở thừa ủy quyền của khách hàng sẽ làm tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và khai nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Quy trình giải quyết thủ tục được chúng tôi cập nhật đầy đủ và kịp thời cho khách hàng nắm bắt.

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam hướng dẫn về chuyển nhượng nhãn hiệu. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Tham khảo

+ Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

+ Tra cứu thương hiệu trùng lặp