Vai trò của văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2020 quy đoanh nghiệp được phép triển khai hoạt động tại 4 địa chỉ bao gồm: Trụ sở chính doanh nghiệp, trụ sở chính chi nhánh công ty, trụ sở chính văn phòng đại diện, địa chỉ địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch là một dạng của địa điểm kinh doanh doanh nghiệp.

✔ Đăng ký lập văn phòng điều hành (văn phòng giao dịch) là thủ tục bắt buộc của mỗi doanh nghiệp trước khi hoạt động tại địa chỉ kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch cấp giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp để xác lập việc chấp thuận thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh đã khai nộp.

Khi nào phải đăng ký mã số thuế cho văn phòng giao dịch

✔ Tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;

✔ Tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 8/1/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (ký hiệu Phụ lục II-11);

✔ Tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về khai thuế giá trị gia tăng.

✔ Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh là doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh khác với địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, hoặc nơi chi nhánh của doanh nghiệp đóng trụ sở (trường hợp chi nhánh được giao quản lý địa điểm kinh doanh, có thực hiện khai thuế, nộp thuế riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh) từ ngày Nghị định số 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì cơ quan thuế căn cứ vào thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh và đơn vị chủ quản địa điểm kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của địa điểm kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm 2 và Điểm 4 công văn số 3200/TCT-KK ngày 12/8/2019 của Tổng cục Thuế cho đến khi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành.

Như vậy, công ty khi mở địa điểm kinh doanh để làm văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch tại tỉnh thành phố khác thì doanh nghiệp phải bắt buộc đăng ký mã số thuế phụ cho địa điểm kinh doanh.

Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch hết bao lâu?

03 ngày làm việc là thời gian giải quyết thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của Phòng đăng ký kinh doanh cho mỗi lần xét duyệt hồ sơ. Do vậy nếu doanh nghiệp tự tiến hành thủ tục lập văn phòng giao dịch mà hồ sơ chuẩn xác ngay từ lần nộp đầu tiên thì chỉ mất 3 – 5 ngày là hoàn thành thủ tục.

Lập văn phòng giao dịch cần chuẩn bị tài liệu gì?

Hồ sơ đăng ký lập văn phòng giao dịch yêu cầu:

✔ Giấy đề nghị đăng ký địa điểm kinh doanh

✔ Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Được lập địa điểm kinh doanh tại chung cư, nhà tập thể không?

Địa điểm kinh doanh là địa chỉ thực hiện một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp nên không thể đặt tại chung cư hay nhà tập thể.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư Trí Nam về thủ tục lập văn phòng điều hành (Văn phòng giao dịch). Chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói giá 900.000đ với thời gian nhanh cho mọi doanh nghiệp. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ hãy gọi ngay tới số 0934.345.745 để được tư vấn.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.

Tham khảo: Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội