Khái niệm người quản lý doanh nghiệp và chức danh nắm giữ

Điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Chức danh quản lý, điều hành trong công ty

  1. Doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp.
  2. Công ty hợp danh là thành viên hợp danh.
  3. Và tất cả các chức danh sau:
  • Chủ tịch công ty TNHH một thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần.
  • Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty.
  • Thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
  • Giám đốc điều hành nếu công ty ghi nhận trong điều lệ công ty việc ngoài Tổng giám đốc/ Giám đốc công ty thì Giám đốc điều hành có chức năng thay mặt công ty ký kết hợp đồng.

Quy định về người quản lý doanh nghiệp cũng là vấn đề pháp lý quan trọng trọng việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói

Thủ tục thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:

  1. Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  2. Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
  3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Đây chính là lý do khi thay đổi giám đốc công ty trong thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh bạn cần ghi nhận thêm nội dung thay đổi người quản lý doanh nghiệp. Nếu không sẽ gặp các vướng mắc như: Thông tin thuế vẫn ghi nhận thông tin cũ.

Tham khảo: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp trong điều hành

(i) Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH

  • Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên
  1. Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
  2. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
  3. Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
  4. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
  5. Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
  6. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Trách nhiệm của Giám đốc, Tồng giám đốc công ty TNHH
  1. Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
  2. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  4. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lýtrongcông ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  6. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừtrường hợpthuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  7. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  8. Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  9. Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  10. Tuyển dụng lao động;
  11. Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
  • Trách nhiệm chung của người quản lý, điều hành công ty
  1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
  2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty.
  3. Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho chủ sở hữu công ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
  5. Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

(ii) Trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần

  • Trách nhiệm chung của người quản lý công ty cổ phần
  1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:
  2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
  3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
  4. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  5. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này;
  • Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.

  • Trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng quản trị
  1. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  2. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  3. Tổ chứcviệc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  4. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  5. Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  6. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Trách nhiệm của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần
  1. Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  2. Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  4. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lýtrongcông ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  6. Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  7. Tuyển dụng lao động;
  8. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trongkinh doanh;
  9. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Trên đây là quy định về người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Hy vọng các chia sẻ của Luật Trí Nam sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc áp dụng pháp luật.

Dịch vụ nổi bật

+ Thành lập công ty tại Hà Nội

+ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể