Điều kiện kinh doanh nhượng quyền thương mại mới nhất
Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại và các điều kiện cần đáp ứng để hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn và các lĩnh vực khác. Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại như thế nào?
Ngành nghề kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngành nghề kinh doanh nhượng quyền thương mại có bản chất là một hoạt động thương mại của doanh nghiệp, tổ chức nên mã ngành nghề kinh tế sẽ được áp theo lĩnh vực mà hoạt động nhượng quyền diễn ra.
Ví dụ: Nhượng quyền thương mại lĩnh vực cung cấp đồ ăn, đồ uống thuộc mã ngành 5629 Dịch vụ ăn uống khác.
Phân biệt giữa nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại
- Nhượng quyền thương hiệu chỉ là một nội dung nhỏ trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong khi nhượng quyền thương mại hướng đến cái tổng quan từ quy trình kinh doanh, quy trình quản lý, thương hiệu trong kinh doanh,... để chuyển giao cho các doanh nghiệp nhận nhượng quyền kinh doanh theo mô hình đã có sẵn, thì nhượng quyền thương hiệu chỉ nhằm điều chỉnh phạm vi và thời gian được khai thác sử dụng thương hiệu trong kinh doanh.
- Thương hiệu khi đã đăng ký bảo hộ độc quyền thì người nhận nhượng quyền thương hiệu thực hiện thủ tục hành chính tại Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, hợp đồng nhượng quyền nhãn hiệu. Còn đối với hoạt động nhượng quyền thương mại thì đây là một ngành nghề kinh doanh nên khi doanh nghiệp triển khai phải làm thủ tục thay đổi ngành nghề tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Quy định về nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh
- Nhượng quyền thương hiệu (thuật ngữ là Franchise) được hiểu là việc bên nhượng quyền (bên chuyển giao, ở đây có thể là nhà sản xuất hoặc tổ chức, đơn vị cung ứng dịch vụ) đồng ý/cho phép một tổ chức, cá nhân bất kỳ được phép kinh doanh các loại hàng hóa hoặc dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh đã được tạo dựng.
- Khi quyền sử dụng thương hiệu đã được bên chủ sở hữu nhượng lại, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng toàn bộ thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý… của bên nhượng quyền tại một thời điểm, một không gian nhất định với một khoản kinh phí cụ thể theo thỏa thuận, thống nhất giữa các bên.
- Đối với yêu cầu giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền thương hiệu thì những nguyên tắc chung sẽ luôn là: Bên nhượng quyền phải cam kết cung cấp đúng, đủ các nội dung liên quan tới quyền thương hiệu và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền.
- Đối với bên nhận nhượng quyền là các đơn vị, tổ chức hay cá nhân phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền cũng như những nội dung mà hai bên đã thông nhất thực hiện. Để thực hiện công việc này rất phức tạp, nên bạn có thể cần đến dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương hiệu.
Điều kiện kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại
- Điều kiện với bên nhượng quyền thương mại
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký và được chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công Thương trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định sau:
3.1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
3.2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
- Điều kiện đối với Bên nhận nhượng quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Phương thức kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại được các thương nhân giao kết theo hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên. Nội dung hợp đồng nhượng quyền được phép thỏa thuận chi tiết các nội dung sau:
- Thương hiệu của hoạt động kinh doanh và thời hạn, phạm vi sử dụng thương hiệu này của bên nhận nhượng quyền thương hiệu.
- Giá thành thiết bị, nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc trang trí, thiết kế cơ sở kinh doanh theo bộ nhận diện thương hiệu chung.
- Quy cách quản lý nhân viên.
- Giá nhượng quyền hoặc tỷ lệ % các bên được hưởng đối với khoản lợi nhận trong kinh doanh.
Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế
Luật Trí Nam chia sẻ các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ hoạt động nhượng quyền thương mại đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.