Vợ chồng có nghĩa vụ trả các khoản nợ chung bao gồm:

  • Nghĩa vụ trả nợ phát sinh trước khi ly hôn từ các nghĩa vụ sau:
  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

(Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

  • Nghĩa vụ trả nợ phát sinh sau khi ly hôn từ các nghĩa vụ sau:

Giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).

Những khoản nợ được xác định là nợ riêng của vợ chồng

Nợ riêng là khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau thì có thể được xác định là nợ riêng:

  • Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
  • Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014".

Đối với khoản nợ riêng này, người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ, không được dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ này.

Thẩm quyền xác định nợ chung, nợ riêng của vợ chồng?

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền phân định khoản nợ được đương sự nêu ra là nợ chung hay nợ riêng và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng phải thực hiện trả nợ.

Đương sự có quyền, nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (Điều 6 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định)

Ví dụ về nợ chung, nợ riêng của vợ chồng

  • Vợ chồng cùng thế chấp đất để vay tiền Ngân hàng, đó là khoản nợ chung của vợ chồng vì có sự thỏa thuận đồng thuận vay tiền của vợ chồng trước khi xác lập.
  • Vợ vay mẹ 20triệu để đóng tiền học tiếng Anh cho con. Khoản tiền này là nợ chung của vợ chồng.
  • Chồng vay tiền để chơi cờ bạc thì khoản vay này là nợ riêng chồng phải tự có trách nhiệm trả nợ.

Nguyên tắc trả nợ chung của vợ chồng

Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ như nhau với các khoản nợ chung, vì vậy về trách nhiệm trả nợ khi ly hôn là ngang bằng nhau. Trường hợp việc ly hôn có căn cứ để xác định việc trốn tránh nghĩa vụ dân sự của vợ, chồng thì người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ chung cho phần nghĩa vụ chưa được thực hiện với bên thứ ba.

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về xác định khoản nợ chung để vợ chồng cùng có nghĩa trả nợ khi ly hôn. Hy vọng các chia sẻ sẽ hữu ích cho quý vị.

Tham khảo:

+ Thủ tục ly hôn nhanh

+ Cách chia tài sản vợ chồng

+ Mẫu đơn ly hôn đơn phương