Hướng dẫn mẫu đơn xin nghỉ phép viết tay mới nhất
Công nhân, công viên chức khi xin nghỉ phép sử dụng mẫu đơn xin nghỉ phép do chính đơn công ty, đơn vị mình ban hành. Trường hợp đơn vị quản lý lao động chưa ban hành biểu mẫu đơn xin nghỉ phép thì sử dụng mẫu mới nhất được chia sẻ dưới đây.
Pháp luật không có quy định về nội dung của đơn xin nghỉ phép cần có, tuy nhiên với công dụng của biểu mẫu này thì một Đơn xin nghỉ phép chuẩn thường có các nội dung sau:
1. Thông tin về nơi tiếp nhận đơn mà người lao động gửi tới.
2. Thông tin về người lao động – người xin nghỉ phép.
3. Thông tin về thời gian xin nghỉ phép và lý do xin nghỉ phép.
4. Thông tin của các phòng ban có thẩm quyền phê duyệt đơn.
Ví dụ: Ông A làm công nhân của Công ty B. Theo quy định của công ty thì người xin nghỉ phép phải làm đơn gửi tới Phòng hành chính nhân sự trước 03 ngày kể từ ngày bắt đầu nghỉ phép. Ông A khi muốn xin nghỉ phép sẽ phải làm đơn xin nghỉ phép ghi tiêu đề gửi “Ban giám đốc công ty + Đồng thời gửi Phòng HCNS”, phần cuối của đơn phải ghi nhận ý kiến của Phòng HCNS để họ xác nhận cho người lao động khi chấp thuận.
Cụ thể về cách viết đơn xin nghỉ phép và các mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất quý vị tham khảo dưới đây.
1. Mẫu đơn xin nghỉ phép của công nhân, lao động công ty
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____*****____
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần ABC
Tên tôi là NGUYỄN VĂN A
CMTND số:
Làm việc tại Phòng kinh doanh công ty
Chức vụ: Phó Phòng
Điện thoại:
Tôi kính đề nghị công ty cho tôi nghỉ phép ...... ngày, (kể từ ngày …... tháng ….... năm..…. đến ngày….... tháng ….. năm …..).
Lý do xin nghỉ phép: Xin nghỉ phép để chăm con ốm tại Bệnh Viện.
Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho Ông Trần Văn B hỗ trợ tôi giải quyết công việc trong thời gian nghỉ phép.
Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng. Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
…….. ngày … tháng …. năm ……
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG HCNS NGƯỜI LÀM ĐƠN
2. Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____*****____
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần ABC
Tên tôi là NGUYỄN VĂN A
CMTND số:
Làm việc tại Phòng kinh doanh công ty
Chức vụ: Phó Phòng
Điện thoại:
Hiện nay do tình hình sức khỏe của tôi không được tốt, vì vậy bằng đơn này tôi kính đề nghị công ty cho tôi nghỉ phép ...... ngày, (kể từ ngày …... tháng ….... năm..…. đến ngày….... tháng ….. năm …..) để tôi chữa bệnh. Trong thời gian nghỉ phép tôi xin tự nguyện không nhận lượng đồng thời cam kết:
Tôi sẽ nỗ lực hỗ trợ người tiếp quản công việc của tôi trong thời gian nghỉ phép để không ảnh hưởng đến công việc chung.
Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho Ông Trần Văn B hỗ trợ tôi giải quyết công việc trong thời gian nghỉ phép.
Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng. Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
…….. ngày … tháng …. năm ……
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG HCNS NGƯỜI LÀM ĐƠN
3. Mẫu đơn xin nghỉ phép của công chức, viên chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____*****____
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi: …
Tên tôi là NGUYỄN VĂN A
Sinh ngày
Chức vụ: …
Đơn vị công tác: …
Điện thoại liên lạc: …
Nay tôi làm đơn này xin phép … cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..
Lý do xin nghỉ: …
Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho …
Tại phòng …
Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.
Kính mong … giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.
Xin trân trọng cảm ơn!
….., ngày….tháng….năm…
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG ........... NGƯỜI LÀM ĐƠN
Để Đơn xin nghỉ phép của mình được chấp nhận, người làm đơn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phải xác định được chính xác người có vai trò, thẩm quyền tiếp nhận Đơn xin nghỉ phép để gửi cho phù hợp;
- Ngôn ngữ trang trọng, bố cục hợp lý, cách viết mạch lạc, rõ ràng; sử dụng kính ngữ hợp lý;
- Phần cần chú ý nhất để Đơn xin nghỉ phép thuyết phục là phần lý do.
- Phải xác định rõ nghỉ thuộc diện nào: Nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép; nghỉ con ốm; nghỉ cưới xin; nghỉ có tang... để phòng kế toán hoặc hành chính - nhân sự dễ dàng trong việc tính lương;
- Cần có cam kết vẫn theo sát công việc hoặc ghi bài, chép bài đầy đủ...
Thời gian nghỉ phép năm là bao nhiêu ngày?
- Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên được nghỉ phép số ngày như sau
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019);
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Ngoài ra, cứ đủ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày (Điều 114 Bộ luật lao động 2019).
- Người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng thì làm việc được bao nhiêu tháng sẽ có tương ứng bấy nhiêu ngày nghỉ phép năm.
- Chế độ nghỉ phép đối với công viên chức
- Đối với công chức: Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đối với giáo viên: Tương tự như đối với cán bộ, công chức, người lao động khác, giáo viên cũng được nghỉ các ngày lễ, tết. Tuy nhiên, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên còn có thêm nghỉ học kỳ và 02 tháng nghỉ hè (bao gồm cả ngày nghỉ hằng năm).
Khi nghỉ phép ngươi lao động có phải đóng Bảo hiểm xã hội không?
Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH đó.
Như vậy, nếu người lao động nghỉ phép năm không ảnh hưởng tới việc đóng BHXH (vì nghỉ phép năm vẫn được hưởng lương). Tuy nhiên, nếu nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng đó, người lao động không được đóng BHXH tháng đó.
Không nghỉ hết phép năm người lao động có được trả tiền?
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:
- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Như vậy, từ ngày 01/01/2021, khi BLLĐ 2019 có hiệu lực, chỉ có 02 trường hợp được thanh toán tiền phép năm cho những ngày chưa nghỉ hết đó là khi người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm.
- Các trường hợp vẫn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp đó không được trả tiền nếu không nghỉ hết phép năm.
Quy định về nghỉ cộng dồn ngày phép
Theo khoản 4 Điều 113 BLLĐ năm 2019: Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm, họ sẽ được thỏa thuận với doanh nghiệp để dồn phép vào năm sau hoặc năm sau nữa, miễn đảm bảo nghỉ gộp 03 năm/lần.
Trên thực tế việc có thỏa thuận được hay không tùy thuộc vào quy chế riêng của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu công ty A chỉ cho phép người lao động sử dụng số ngày phép còn lại của năm trước cho đến hết quý I năm sau, thì người lao động không được nghỉ gộp 03 năm một lần.
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về mẫu đơn xin nghỉ phép viết sẵn để mọi người tham khảo và sử dụng trong thực tế. Mọi vướng mắc về nghỉ phép quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được trợ giúp.
Dịch vụ nổi bật: