Ký hiệu đường ĐT có nghĩa là gì?

Ký hiệu đường ĐT là Đường tỉnh: Đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận. Đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Còn ký hiệu ĐH là Đường: Đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận. Đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Như vậy: Giả sử bạn muốn xem mảnh đất của mình nằm trên mặt đường liên huyện hay liên xã thì dựa vào ký hiệu trên bản đồ bạn sẽ dễ dàng xác định được thông tin mình cần.

Ký hiệu đường trên bản đồ như thế nào?

Trên bản đồ còn nhiều loại ký hiệu khác của các loại đường khác nhau. Theo Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2016/BGTVT về giải thích từ ngữ có quy định như sau:

  1. Đường cao tốc (ĐCT) là đường dành riêng cho xe ô tô và một số loại xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên. Không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
  2. Quốc lộ (QL) là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên. Đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.
  3. Đường tỉnh (ĐT) là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận. Đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  4. Đường huyện (ĐH) là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận. Đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
  5. Đường xã (ĐX) là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận, đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
  6. Đường đô thị (ĐĐT) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
  7. Đường chuyên dùng (ĐCD) là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Độ rộng tối thiểu của mỗi loại đường là bao nhiêu?

Thông thường khi mua đất mặt đường đá người mua luôn quan tâm đường hiện tại có quy hoạch rộng bao nhiêu, phần đất mua có nằm trong chỉ giới mở rộng đường hay không?

Theo Luật Trí Nam thì độ rộng của đường được áp dụng theo phê duyệt quy hoạch của mỗi địa phương. Trường hợp theo quy hoạch phần đất ven đường thuộc diện giải tỏa hoặc không được xây dựng do nằm trong chỉ giới an toàn giao thông thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tham khảo:

>> Thủ tục sang tên sổ đỏ

>> Thành lập chi nhánh công ty